Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 70 - 74)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý,

viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Như phần một số hạn chế được rút ra từ nghiên cứu thực trạng trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường THCS Trần Hưng Đạo có đề cập về hạn chế trong nhận thức và chưa thật đổi mới tư duy trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa của trường. Biện pháp này sẽ góp phần khắc phục phần nào hạn chế nêu trên.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Quán triệt cho mọi đối tượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS thông hiểu một số nội dung cốt lõi của hoạt động GDĐĐ cho HS. Các nội dung cần quán triệt tập trung vào các vấn đề sau:

+ Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng, xã hội; căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự. Dưới góc độ đạo đức học, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội trong đó nhấn mạnh mối quan hệ của con người với con người. Chuẩn mực đạo đức là những phẩm chất đạo đức có tính chất quy chuẩn, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một địi hỏi khách quan, là thước đo cần có của mỗi con người.

+ Bản chất GDĐĐ ở nhà trường là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể thực hiện quá trình giáo dục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội và của lứa tuổi HS. Đối với HS THCS, GDĐĐ giúp cho HS trường THCS thực hiện được mục tiêu ý thức thái độ và hình thành phẩm chất cơng dân tương lai; tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật; biết chia sẻ, lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người,…

+ Dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khái niệm đạo đức cũng có thay đổi theo tư duy và nhận thức mới. Các giá trị đạo đức hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại..

- Quán triệt cho mọi đối tượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS hiểu đúng bản chất xã hội hóa trong GDĐĐ cho HS. Chúng ta đều biết xã hội hóa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân, phát triển

khả năng con người học hỏi các mẫu hình văn hóa của cộng đồng xã hội. Nói

chính là q trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong XH như là một thành viên. Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện q trình xã hội hóa khơng ngừng. Chỉ có lồi người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với tư cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình.

- Quán triệt cho mọi đối tượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS hiểu hiểu đúng vai trò của các tác nhân XH trong GDĐĐ cho HS.

Cần phát huy vai trò của mọi nhân tố xã hội như gia đình, nhóm bạn, truyền thơng để tạo lập cho HS những kinh nghiệm XH, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến.

- Lãnh đạo nhà trường phải đặt mục tiêu đổi mới trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT vừa được cơng bố; đặc biệt bám sát yêu cầu về phẩm chất của HS THSC trong mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất mà chương trình GD đã đề cập. Đồng thời dựa vào kế hoạch, mục tiêu đổi mới của nhà trường, mỗi giáo viên phải xây dựng riêng một kế hoạch đổi mới trong triển khai hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT với các ý tưởng sáng tạo của mình phù hợp với đặc thù bộ mơn mà mình giảng dạy.

- Nhà trường nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng liên quan đến hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT và phát huy vai trị của mơi trường GD thống nhất giữa nhà trường, gia đình, XH trong triển khai hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc “dạy người” và phát triển nhân cách cho HS trong bối cảnh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thị trường và không gian mạng thông qua các cuộc họp trong nhà trường. Bên

cạnh đó có các hình thức tun truyền phong phú khác, qua các trao đổi thường ngày, qua khẩu hiệu, qua các hoạt động giao lưu.

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Thay đổi nhận thức, tư duy của giáo viên, làm cho họ thấy được vai trị quan trọng, lợi ích của GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT trong thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình GDPT mới nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Để thực hiện tốt nội dung nêu trên HT cần:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức, quy định thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong GDĐĐ cho HS trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Niêm yết tất cả các văn bản, nghị quyết hướng dẫn về đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT trong nhà trường.

- Tuyên truyền một chủ trương xã hội hóa trong GD nói chung và trong triển khai hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT với mục đích vì sự tốt đẹp nhất để phát triển toàn diện cho HS bằng nhiều hình thức tun truyền như:

+ Thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng;

+ Tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo NT và lãnh đạo địa phương; + Tổ chức các hội thi, đại hội giáo dục, tuyên dương kịp thời các điển hình; + Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu;

+ Xây dựng góc tuyên truyền trong nhà trường, nêu gương tốt về học tập và rèn luyện đạo đức; kịp thời cổ vũ những gương tốt để tạo “hiệu ứng lan tỏa”;

- Lãnh đạo nhà trường phải tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về kế hoạch triển khai hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. Đồng thời yêu cầu mỗi GV và HS của nhà trường phải phải xây dựng riêng một kế hoạch tham gia có hiệu quả vào hoạt động GDĐĐ

của trường phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT với các ý tưởng sáng tạo của mình.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng là người tiên phong trong đổi mới nhận thức, tư duy về vai trị quan trọng, lợi ích của GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. Từ đó phổ biến tuyên truyền cho cán bộ cấp dưới, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đơn vị mình để học tập và làm theo.

- Đội ngũ GV là người có ý chí vươn lên, ln có ý thức tự đổi mới, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình để làm gương cho HS bằng cách tham gia các khóa bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm cá nhân trong vai trị quan trọng của mình trong hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

- Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp các lực lượng tham gia để thực hiện đồng bộ, thống nhất.

- Có nguồn kinh phí đầu tư và thời gian thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)