học sinh trƣờng trung học cơ sở
1.5.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng địa phương
và các mối quan hệ của các cấp chính quyền địa phương với trường THCS, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trường THCS, trong đó có GDĐĐ cho HS.
Đặc biệt kinh tế xã hội phát triển và hội nhập mang đến cho đất nước nói chung, nền GD nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và ảnh hưởng những yếu tố làm lệch bản sắc dân tộc cũng tác động không nhỏ đến HS. Với việc ban hành chương trình tổng thể và chương trình mơn học vào tháng 12/2018 các u cầu về phẩm chất cần đạt của HS phổ thơng nói chung và HS THCS nói riêng tạo định hướng cụ thể cho GDĐĐ cho HS. Với chủ trương chuyển từ GD coi trọng nội dung, kiến thức sang coi trọng phát triển năng lực phẩm chất cho HS sẽ là cú hích mạnh cho hoạt động GDĐĐ cho HS. Thời gian qua nhà nước nói chung, Bộ GD nói riêng cũng ban hành nhiều thông tư, chỉ thị về tăng cường GDĐĐ hay nâng cao văn hóa ứng xử hoặc chú trọng xây dựng môi trường GD... đã nêu ra các yêu cầu cụ thể GD “làm người” cho HS và tác động lên ý thức và hành động của nhà trường và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS để giảm thiểu các hành vi như bạo lực học đừng, vô cảm và thiếu ý thức cộng đồng trong một bộ phận học sinh.
1.5.2. Năng lực quản lí của Ban giám hiệu nhà trường
Năng lực của Ban giám hiệu trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay có tác động không nhỏ lên hoạt động GDĐĐ cho HS. Thứ nhất CBQL nhà trường là nhân vật quyết định các hoạt động GD ở một nhà trường cụ thể và là tấm gương để soi ở nhà trường nên nhận thức và năng lực của BGH trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là phương tiện rất quan trọng cho việc GDĐĐ cho HS.
CBQL nhà trường là nhân vật chỉ đạo các hoạt động GD ở một nhà trường cụ thể vì vậy nhận thức và năng lực của Ban giám hiệu trong việc quản
lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có ảnh hưởng rất lớn trong việc GDĐĐ cho HS.
1.5.3. Năng lực sư phạm của cán bộ, giáo viên
Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ CB-GV ở trường THCS đều có trình độ tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. Tất cả CB-GV đều được đào tạo kiến thức giáo dục học, nghiệp vụ sư phạm. Với yêu cầu đổi mới của xã hội, nhất là về giáo dục, mỗi CB-GV đều tự nỗ lực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ chun mơn, … Tuy nhiên cũng có khơng ít các thầy, cơ giáo chỉ mới chú ý đến “dạy chữ” mà chưa quan tâm đến “dạy người”. Việc “dạy chữ”, “dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện song song và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong tư tưởng của mỗi người thầy. Có như vậy, việc GDĐĐ cho HS ở trường THCS mới đạt hiệu quả như mong muốn.
1.5.4. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở
Như trên đã nêu: Học sinh học ở THCS ở lứa tuổi từ 12-16 là lứa tuổi “phát triển nhanh và là thời kỳ chuyển đổi tâm sinh lí mạnh” nên vừa có khả năng nhận thức nhanh vừa có sự “nổi loạn” trong cuộc sống. Với lứa tuổi này giáo dục đạo đức tác động rất mạnh lên phát triển nhân cách của HS. Nếu trong quá trình triển khai các giá trị đạo đức không được làm mẫu, nêu
gương và không chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng HS ở lứa tuổi THCS thì kết quả đạt được rất hạn chế. Tóm lại trong hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THCS chịu nhiều yếu tố tác động; tuy nhiên trong thực tế có 4 yếu tố cần lưu ý đó là nhận thức và sự tham gia của phụ huynh HS; vai trị của GV nói chung và đặc biệt là GVCN; Mức độ nhận thức ở lứa tuổi THCS và môi trường xã hội (theo quan điểm xã hội hóa).
1.5.5. Chương trình giáo dục đạo đức của nhà trường
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người
công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế. Cần phát huy tác dụng của các mơn học nói chung, mơn học này nói riêng cho GD đạo đức HS.
Ngồi chương trình GDĐĐ do Bộ GD ban hành thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng HS thì chất lượng GDĐĐ cho HS trong nhà trường mới đạt kết quả cao.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 với nội dung chủ yếu là trình bày cơ sở lí luận liên quan đến chủ đề GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho HS THCS theo quan điểm tiếp cận xã hội hóa nên đã trình bày các khái niệm liên quan và các luận cứ, luận chứng để chứng minh bản chất của GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho HS THCS theo quan điểm tiếp cận xã hội hóa. Trên cơ sở lí luận này có thể khảo sát thực trạng triển khai trong thực tế ở các trường THCS và từ đó tìm ngun nhân của hạn chế, bất cập làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƢNG ĐẠO,