2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung học cơ sở
2.3.3. Thực trạng các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức
sinh trường trường trung học cơ sở
Hình thức và phương pháp GDĐĐ cho HS trường THCS là cơ bản như nhau, song việc lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục ở mỗi trường lại có sự khác biệt được thể hiện cụ thể ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức và phƣơng pháp giáo dục đạo đức
(Ý kiến của GV và HS) TT Phƣơng thức Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh
thoảng Chưa bao giờ GV HS GV HS GV HS
1 GD đạo đức thông qua các môn học 55.0 20.8 45.0 66.7 0.0 12.5 2 GD đạo đức thông qua sinh hoạt tập
thể (lớp, đội) 47.5 20.8 50.0 58.4 5.0 20.8
3 GD đạo đức thơng qua hoạt động
ngồi giờ lên lớp 47.5 12.5 50.0 58.4 2.5 29.1
Kết quả khảo sát ở đối tượng GV của trường trình bày trong bảng trên cho thấy các phương thức chủ yếu của GD đạo đức có triển khai trong thực tế và được GV của nhà trường ghi nhận. Các nội dung được đa số GV đánh giá cao là nhà trường thực hiện ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng nằm ở phương thức 1 và 4. Điều nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS, cần đa dạng hóa phương thức trong GDĐĐ cho HS THCS hiện nay của trường.
Trong khi đó khảo sát ở đối tượng HS của trường trình bày trong bảng trên cho thấy các phương thức chủ yếu của GDĐĐ có triển khai trong thực tế và được các em HS của nhà trường ghi nhận. Tuy nhiên, ý kiến của HS khá phân tán và cũng không tương đồng với ý kiến của GV. Nội dung được đa số HS đánh giá cao là nhà trường thực hiện ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng nằm ở phương thức 1. Điều nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS. Nếu theo kết quả điều tra thì HS cảm nhận nhiều nhất là được GDĐĐ khi thầy cô “lên lớp”, các phương thức khác các em HS chưa cảm nhận được nhiều tác dụng; cần nâng cao chất lượng hay cần làm rõ hơn vai trò của các phương thức khác trong giáo dục đạo đức cho HS THCS ngoài việc “lên lớp” cho HS về GDĐĐ hiện nay của trường. Cần chú ý nhiều hơn phương thức GD đạo đức thông qua sinh hoạt tập thể (lớp, đội) và thông qua “nêu gương”. Việc thông qua hoạt động của lớp và các tổ chức đoàn đội cũng như nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày lễ hàng năm, qua các hoạt động trải nghiệm, từ thiện… để lồng ghép GDĐĐ sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn.