3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm phổ
kiến thức cho các lực lượng xã hội cùng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
3.2.5.1. Mục đích biện pháp
Mỗi hoạt động giáo dục của nhà trường đòi hỏi sự tham gia một cách tự nguyện và nhiệt tình của các lực lượng trong cộng đồng xã hội đặc biệt là sự tham gia của CMHS. Để đạt được sự đồng thuận đó, mỗi nhà trường cần chủ động trong các hoạt động truyền thông, trong xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng xã hội để các lực lượng này được biết, hiểu từ đó tham gia. Thơng qua các kênh thơng tin, nhà trường cung cấp cho cộng đồng nhận thức về vai trò của hoạt động GDĐĐ, các mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp GDĐĐ cho HS THCS để họ có thể đồng hành, ủng hộ với các hoạt động thường xuyên của nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
BGH nhà trường cần chủ động xây dựng các kế hoạch truyền thông nhằm tạo ra mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng, thu hút CMHS để họ trở thành một đối tác quan trọng đồng hành cùng nhà trường GDĐĐ cho HS.
Nội dung cụ thể:
- Phát triển sự hiểu biết của cộng đồng về trường học trên tất cả các khía cạnh của hoạt động đặc biệt là GDĐĐ thông qua các kênh thông tin, các sự kiện thường xuyên và không thường xuyên có sự tham gia của CMHS;
- Xây dựng các diễn đàn, tổ chức hội thảo với CMHS giúp các cá nhân trong và ngoài nhà trường cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với chất lượng của giáo dục nhà trường cung cấp;
- Thu hút các lực lượng xã hội, dành sự thiện chí, sự tơn trọng và niềm tin của công chúng vào các hoạt động chuyên mơn của trường trong đó có hoạt động GDĐĐ;
- Huy động cộng đồng cùng tham gia vào giải quyết vấn đề GDĐĐ trong nhà trường;
- Thúc đẩy tinh thần hợp tác chân chính giữa trường học và cộng đồng để cải thiện cộng đồng;
- Tổ chức truyền thông cho cộng đồng về hoạt động GDĐĐ;
- Đảm bảo có những đánh giá và thơng tin trung thực về tình hình các mặt của nhà trường trong đó có GDĐĐ.
3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
* Tổ chức các hoạt động truyền thông, hiệu trưởng cần:
- Xây dựng các kênh thông tin hai chiều thường xuyên giữa gia đình và cộng đồng xã hội nhằm phối hợp tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, đảm bảo thơng tin liên lạc giữa nhà trường và CMHS.
- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực, cần tạo ra mối quan hệ gắn bó, thường xuyên với các cấp lãnh đạo để có sự am hiểu và giúp đỡ nhà trường ngày càng tiến bộ, đồng thời kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ để nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tận dụng các cá nhân điển hình trong xã hội, có sức ảnh hưởng trong xã hội là những mình chứng sống về những bài học đạo đức có ý nghĩa và giá trị.
- BGH chủ động trong các hoạt động tuyên truyền, GDĐĐ, xây dựng hình ảnh cá nhân và tập thể sư phạm mẫu mực, mô phạm.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- BGH mà trước hết là hiệu trưởng cần chủ động tận dụng các kênh truyền thơng, mạng xã hội để qua đó truyền thông nhằm thu hút, lôi kéo cộng đồng xã hội và PHHS vào các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động GDĐĐ.
- Phát huy mối quan tâm của PHHS, chủ động tổ chức các hoạt động như hội thảo, gặp mặt, diễn đàn để phụ huynh trao đổi, tăng cường nhận thức.
- Huy động các cá nhân điển hình cùng tham gia.
- Bản thân hiệu trưởng và các CBGV cũng luôn ý thức vai trị của mình trong GDĐĐ, phát huy biện pháp nêu gương trong giáo dục đạo đức cho học sinh.