Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 65 - 69)

động giáo dục đạo đức trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trƣờng trung học cơ sở

2.6.1. Những điểm mạnh

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Nha Trang nói chung và giáo dục bậc THCS ở Nha Trang nói riêng có nhiều khởi sắc và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm học 2017-2018 cấp THCS có số trường đạt chuẩn quốc gia ngày một tăng. Đối với trường THCS Trần Hưng Đạo cũng đạt được nhiều thành tích được thành phố Nha Trang ghi nhận.

Có được những thành cơng vượt bậc đó là do những ngun nhân căn bản sau đây:

- Ngành GDĐT thành phố Nha Trang đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, chú ý hơn mục tiêu “nhân cách và phẩm chất” của HS ... Tập trung đổi mới PPDH, phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt chú trọng công tác đổi mới dạy học từ mục tiêu quá chú trọng vào kiến thức sang mục tiêu chú ý phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.

- Hiệu trưởng đều chú ý xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, tạo lập môi trường dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Một số hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều hạn chế trong hoạt động GD đạo đức và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường trong bối cảnh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xã hội. Các hạn chế này được chỉ ra khá rõ khi phân tích kết quả khảo sát thực trạng triển khai hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh các hạn chế sau:

- Nhận thức về nội dung và phương thức GDĐĐ cho HS chậm đổi mới để theo kịp tình hình, đặc biệt trong việc phát huy vai trị “xã hội hóa” trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường chưa thực hiện tốt;

- Về mục tiêu và nội dung GDĐĐ còn chưa thật cụ thể, còn chung chung; - Chưa đa dạng hóa phương thức GDĐĐ;

- Một số nội dung của chức năng quản lí triển khai trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường chưa thực hiện tốt.

- Các biện pháp hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường theo tinh thần xã hội hóa tuy có triển khai nhưng chưa phát huy tác dụng nhiều trong thực tế.

- Nguyên nhân:

Hiệu trưởng chưa đặt yêu cầu cao đối với GV và những người tham gia hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường về đổi mới phương thức hoạt động GDĐĐ và phát huy vai trò của vai trị cộng đồng xã hội (gia đình - nhóm bạn - truyền thơng…) trong hoạt động GDĐĐ cho HS của trường. Hiệu trưởng nhận thức cũng chưa thật đầy đủ và chưa quán triệt

tinh thần đổi mới sáng tạo trong công tác GDĐĐ cho HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chính những khó khăn và ngun nhân là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cho học sinh trường THCS của trường THCS Trần Hưng Đạo và của các trường trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 tác giả đã tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường Trần Hưng Đạo và đánh giá thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Kết quả khảo sát chung cho thấy:

Thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường bước đầu nhà trường đã có các biện pháp cho hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường và đều được đa số GV và HS đánh giá bước đầu phát huy tác dụng, tuy nhiên mức độ thực hiện các biện pháp chỉ được đánh giá mức trung bình. Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ phù hợp, khoa học và cụ thể hơn nữa trong bối cảnh hiện nay.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường cũng đã chỉ rõ mức độ tác động của một số yếu tố như vai trò của cha mẹ HS, vai trò của GVCN, đặc biệt vai trị của mơi trường xã hội trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường. Các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường là phẩm chất năng lực của GV nói chung và GVCN nói riêng…

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ của trường theo tiếp cận xã hội hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện trong trường THCS Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang…

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƢNG ĐẠO,

THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HỊA THEO TIẾP CẬN XÃ HỘI HĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)