Thực trạng quản lý sự phối hợp thực hiện của các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 60 - 62)

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp thực hiện của các lực lượng

giáo dục đạo đức cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa

Việc giáo dục nói chung và GDĐĐ cho HS nói riêng ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng XH, nhất là đòi hỏi sự quan tâm giáo dục đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Kiểm chứng sự phối hợp thực hiện của các lực lượng trong GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa, chúng tôi đã khảo sát và thấy được mức độ ảnh hưởng của các lực lượng trong GDĐĐ HS, thể hiện ở bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý sự phối hợp thực hiện của các lực lƣợng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS Trần Hƣng Đạo

theo tiếp cận xã hội hóa

Các lực lƣợng tham gia vào hoạt động GDĐĐ Mức độ ảnh hƣởng (tỉ lệ %) Điểm trung bình Thứ bậc Ảnh hưởng rất lớn ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp 57.9 28.1 39.2 71.9 2.9 0 1.55 1.28 1 1 2. Giáo viên bộ môn 52.4 22.6 45.8 77.4 1.9 0 1.51 1.23 2 2

3. Tập thể lớp 55.6 15.5 39.9 84.5 4.5 0 1.51 1.15 3 4

4. Liên đội TNTP HCM 52.9 11.6 39.9 88.4 7.1 0 1.46 1.12 9 5

5. Đoàn TNCS HCM 56.1 10.5 36.0 89.5 7.9 0 1.48 1.10 7 8

6. Ban đại diện CMHS 56.5 10.0 37.4 90.0 6.1 0 1.50 1.10 5 7

7. Hội khuyến học 54.8 7.8 36.0 92.2 9.3 0 1.46 1.08 10 10

8. Gia đình (Ơng bà, cha

mẹ, …) 56.3 18.0 38.1 82.0 5.6 0 1.51 1.18 4 3

9. Chính quyền địa phương 54.0 4.7 39.4 95.3 6.6 0 1.47 1.05 8 12

10. Hội phụ nữ 53.4 7.7 36.5 92.3 10.1 0 1.43 1.08 11 11

11. Hội cựu chiến binh 52.4 9.7 36.8 90.3 10.8 0 1.42 1.10 12 9 12. Cộng đồng nơi học

HS cư trú 56.6 11.2 37.0 88.8 6.3 0 1.50 1.11 6 6

Bảng 2.12 đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ mơn có ảnh hưởng cao nhất trong GDĐĐ cho HS (xếp vị trí thứ 1 và 2) để thấy rằng mỗi thầy giáo, cô giáo giống như là một người cha, người mẹ thứ hai của các

em HS. Vì thế, mỗi thầy cơ giáo, ngồi nhiệm vụ truyền dạy tri thức, còn phải dạy các em làm người. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS lớp chủ nhiệm với BGH nhà trường, các tổ chức trong trường và các giáo viên bộ mơn. Bên cạnh đó tập thể lớp và gia đình (ơng bà, cha mẹ, …) có ảnh hưởng vơ cùng tích cực đến chất lượng GDĐĐ cho HS THCS (xếp vị trí thứ 3 và 4). Trong thực tế, lứa tuổi này, các em rất cần sự quan tâm sâu sát và thấu hiểu từ phía gia đình. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, bên cạnh những lo toan thường nhật của cơm, áo, gạo, tiền thì hãy dành chút thời gian để yêu thương, chia sẻ, tâm tình cùng con, để con thực sự tin tưởng gia đình là chỗ dựa vững chắc, và ba mẹ cũng là những người bạn mà con sẵn sàng tâm sự, chia sẻ mọi điều chẳng khác gì những người bạn học.

Bảng số liệu còn cho thấy, các lực lượng xã hội khác trong cộng đồng cịn ít quan tâm đến q trình rèn luyện và GDĐĐ cho HS hoặc nếu có thì vai trị của họ thể hiện rất mờ nhạt. Điều này dẫn tới chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong GDĐĐ cho HS. HS khi học ở trường được nhà trường quản lí nghiêm, giáo dục tốt nhưng ở ngồi nhà trường hầu như bị bng lỏng. Một số tổ chức chưa thực sự vào cuộc như Đoàn TNCS HCM, Hội Khuyến học, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, cộng đồng nơi cư trú. Để có những ảnh hưởng tích cực, để các lực lượng trong XH cùng nhà trường chung tay vào cơng tác giáo dục nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng sao cho có hiệu quả cần quan tâm, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)