Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 37 - 38)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung

1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục

cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa

Kiểm tra theo lý thuyết hệ thống chính là thiết lập mối liên hệ ngược trong quản lý. Có 3 yếu tố cơ bản kiểm tra, đánh giá trong quản lí, đó là:

- Xây dựng chuẩn để thực hiện.

- Đánh giá việc thực hiện dựa trên thu thập thông tin, dữ kiện thực tế triển khai công việc đã dự định so với chuẩn.

- Nếu kết quả hoạt động có sự chênh lệch so với chuẩn thì cần điều chỉnh hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn.

Thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lí GDĐĐ là tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Những tiêu chí, yêu cầu cụ thể nào cần đặt ra để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động GDĐĐ cần?; quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá các hoạt động và kết quả các hoạt động thế nào là hợp lí?; Ra quyết định đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ dựa trên mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra và cơng khai trước khi thực hiện các hoạt động hay dựa vào báo cáo mức độ đạt được các yêu cầu trong GDĐĐ cho đối tượng học sinh mà lãnh đạo nhà trường đã thống nhất với những người liên quan? Phát huy vai trò của lực lượng xã hội trong đánh giá các kết quả GDĐĐ của HS thể hiện ở gia đình và sinh hoạt trong cộng đồng xã hội trên cơ sở thống nhất các chuẩn mực đánh giá… Các CBQL nhà trường cần nhận thức tốt những vấn đề nêu trên để có thể quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa.

Kết quả của GDĐĐ cho HS liên quan đến việc thu thập thông tin về sự thay đổi hành vi của HS và sự đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Kết quả của GDĐĐ cho HS là những kiến thức của HS về đạo đức và hành vi đạo đức mà HS thể hiện phù hợp với chuẩn mực đạo đức gắn với mục tiêu GDĐĐ cho HS phổ thông. Chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn đưa ra ý kiến nhận xét và đánh giá hành vi đạo đức của HS dựa trên kết quả hoạt động học tập và rèn luyện. Sự tiến bộ trong hành vi ứng xử của HS trong hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày trong cộng đồng XH cần được sự ghi nhận của không chỉ nhà trường mà các lực lượng XH khác đặc biệt là CMHS để sử dụng những thơng tin đó cải thiện không ngừng hoạt động GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)