3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với các lực lượng xã hội cùng phát
trường sư phạm thân thiện và hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động giáo dục đạo đức đạt kết quả mong muốn
3.2.4.1. Mục đích biện pháp
Bất cứ hoạt động nào cũng cần có điều kiện, nguồn lực tối thiểu; hoạt động GDĐĐ cũng không ngoại lệ. Môi trường sư phạm thân thiện, văn hóa nhà trường được chú ý xây dựng theo những quy chuẩn của môi trường GD thân thiện, không bạo lực… là những điều kiện tinh thần quan trọng; bên cạnh đó để triển khai các phương thức GDĐĐ có hiệu quả cũng cần các điều kiện cụ thể khác. Đưa ra các chính sách khuyến khích nhằm động viên GV phát triển sự sáng tạo trong triển khai các hoạt động GDĐĐ cho HS. Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho GV để họ tồn tâm với cơng tác GD và dạy học theo yêu cầu ngày càng cao của ngành GD hiện nay.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Người lãnh đạo cần quan tâm việc xây dựng nhà trường có mơi trường GD thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện ích nhằm khơi dậy sự nhiệt huyết. Nội dung cụ thể:
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú cho các hoạt động.
- Ứng xử và giao tiếp trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, xây dựng bầu khơng khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, mọi người tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau để cùng tạo lập môi trường dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay, vì vậy trong nhà trường, ngoài cách ứng xử tốt đẹp giữa đồng nghiệp, người
quản lý cần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sáng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữa GV với HS cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương châm “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”.
Yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển môi trường sư phạm thân thiện, phù hợp với phát huy năng lực sáng tạo của GV và HS là nguồn nhân lực, vật lực và văn hóa nhà trường. Vì vậy bên cạnh phát triển môi trường sư phạm, nhà trường cần hoàn thiện CSVC, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho GV. Cụ thể:
- Chăm lo đến đời sống tinh thần cho giáo viên:
+ Tạo bầu khơng khí sư phạm, đồn kết thân ái trong nhà trường. Tạo môi trường tự do cho GV thảo luận, phát biểu, thử nghiệm các ý tưởng mới.
+ Quan tâm đến hồn cảnh riêng của từng GV. Cần nhìn nhận đánh giá khách quan đối với mọi người trong mọi hoạt động với thái độ thân ái, cơng tâm. Điều này sẽ có tác dụng GD rất lớn đến mọi thành viên trong nhà trường. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động như tổ chức các cuộc thi, sáng kiến kinh nghiệm, tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp tỉnh, mở các câu lạc bộ, tham gia dã ngoại… giúp GV và HS bộc lộ năng lực sáng tạo.
+ Chú trọng, nâng cao công tác bồi dưỡng GV giỏi, HS giỏi bởi đó là cơng tác mũi nhọn của nhà trường, khẳng định thương hiệu của trường với phụ huynh, với trường bạn. Có phần thưởng xứng đáng, kịp thời với những thành tích đạt được.
+ Tạo ra sự đồn kết, hợp tác, nhất trí, bầu khơng khí vui vẻ, tơn trọng lẫn nhau trong đội ngũ GV.
- Chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của HS trong qúa trình tổ chức hoạt động GD ĐĐ:
+ Tạo bầu khơng khí dân chủ, đồn kết thân ái trong qúa trình hoạt động. Tạo mơi trường tự do cho HS thử nghiệm các ý tưởng mới, làm chủ hoạt động của mình trong nhóm bạn.
+ Quan tâm đến tính cách riêng có của từng HS. Cần nhìn nhận đánh giá khách quan đối với mọi biểu hiện ở lứa tuổi mới lớn đang trong quá trình biến đổi mạnh về tự ý thức..
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động như tổ chức các cuộc thi, các cuộc giao lưu các gương sáng để lan tỏa những tấm gương trong HS và kịp thời phát hiện những biểu hiện lệch chuẩn để hỗ trợ HS… mở các câu lạc bộ, tham gia dã ngoại… giúp HS bộc lộ năng lực sáng tạo.
3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
* Phát triển mơi trường sư phạm thân thiện, tích cực, hiệu trưởng cần:
- Duy trì, mở rộng sự bền vững các mơ hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, đảm bảo thơng tin liên lạc giữa nhà trường và CMHS.
- Hiệu trưởng cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực, cần tạo ra mối quan hệ gắn bó, thường xuyên với các cấp lãnh đạo để có sự am hiểu và giúp đỡ nhà trường ngày càng tiến bộ, đồng thời kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ để nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Giáo dục giá trị văn hóa thơng qua các nội dung của phong trào thi đua phù hợp với thực tiễn, sắc thái văn hóa địa phương, đảm bảo sự phát triển lâu dài bền vững, khơng chạy theo thành tích, hình thức.
- Tích hợp nội dung phong trào thi đua vào phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia và các hoạt động đánh giá trường học, chú trọng các nội dung hướng dẫn tự học, kỹ năng sống và xây dựng văn hóa trường học.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, về thân thế sự nghiệp các nhân vật lịch sử, các di tích văn hóa tiêu biểu ở địa phương.
- Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an tồn, hiệu quả, phù hợp điều kiện mơi trường đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.
* Phát triển mơi trường sư phạm cần có các chính sách khuyến khích sự sáng tạo:
- Động viên GV và HS hưởng ứng các phong trào thi đua, hồn thành cơng việc với chất lượng cao, tích cực hưởng ứng tạo lập mơi trường dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ngày càng phát triển.
- Có biện pháp cỗ vũ tinh thần trách nhiệm, ý tưởng sáng tạo trong môi trường dân chủ.
- Kịp thời ghi nhận những đóng góp dù nhỏ, những sáng kiến nâng cao chất lượng GD ĐĐ.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải là người nhạy bén, tinh tế và là tấm gương sáng, có tinh thần đổi mới, thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong hoạt động dạy học cũng như các hoạt động tập thể, văn hóa thể thao trong tập thể sư phạm nhà trường hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường học tập sáng tạo.
- Đội ngũ GV là những người có tâm huyết với nghề, nhận thức tự học, tự đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH, sử dụng PPDH sáng tạo để phát huy năng lực của HS.
- Hiệu trưởng tham vấn cũng như lắng nghe những nhu cầu nguyện vọng của giáo viên, từ đó đề ra chính sách hợp lý để khuyến khích sự sáng tạo trong tập thể sư phạm.
- Lập kế hoạch tài chính để có nguồn kinh phí hợp lý cho việc triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có lồng ghép nội dung GDĐĐ cho HS.