3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế ở trường THCS nói chung và THCS Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang nói riêng. Tính phù hợp thể hiện ở việc biện pháp có thể triển khai thực hiện được và các điều kiện đảm bảo cho sự thành cơng của nó. Muốn làm được điều này Hiệu trưởng cần phải có khảo sát để nắm rõ thực trạng về hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay và có kế hoạch huy động nguồn lực, biết cách tổ chức thực hiện để đạt kết quả.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Trong quản lý, khi các nhà quản lý đề xuất các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu nào đó thì phải đảm bảo tính đồng bộ của nó. Điều này cho thấy trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường đề ra các biện pháp thì chúng phải có mối liên hệ với nhau, tác động tương hỗ nhau, nhưng phải nằm trong sự thống nhất của các biện pháp. Muốn thực hiện tốt biện pháp này thì cũng đồng thời phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Bất kì cơng việc hay hoạt động nào của con người bao giờ cũng phải tính đến hiệu quả của nó. Nguyên tắc này yêu cầu với nguồn nhân lực, tài lực và điều kiện nhất định, trong thời gian cho phép, nhà quản lý cần đạt kết quả
mong muốn. Nhưng việc triển khai biện pháp còn đòi hỏi đạt được chất lượng cao nhưng tốn kém ít thời gian và tiền bạc, nghĩa là đạt được hiệu suất.
Tính hiệu quả phải được xác định liên quan đến kết quả thực chất đạt được trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường gắn với việc tổ chức thực hiện các biện pháp.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế
Nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động của nhà trường đều phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Quản lý hoạt động nhà trường được điều chỉnh bằng pháp luật về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục. Chính vì vậy nhà trường cần thể hiện rõ quyền lực nhà nước trong trong hoạt động quản lý.