2.4. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung
2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo
cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa
Để kiểm chứng vai trò, tác dụng của các biện pháp GDĐĐ cho HS THCS theo tiếp cận xã hội hóa, chúng tôi khảo sát ý kiến GV và HS của trường Trần Hưng Đạo, Nha Trang. Khảo sát 40 GV và 120 HS của trường kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa
Nội dung Mức độ (tỉ lệ %) Rất Hiệu quả Có Hiệu quả Ít Hiệu quả Không Hiệu quả GV HS GV HS GV HS GV HS 1. KT-ĐG hoạt động giáo dục đạo đức có sự tham gia của các lực lượng xã hội
47.5 8.3 47.5 41.7 5.0 41.7 0.0 8.3
2. Phát huy vai trị gia đình trong kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
45.0 41.7 50.0 45.8 5.0 8.3 0.0 4.2
3. Coi trọng vai trị “nhóm
bạn” trong đánh giá 15.0 45.8 25.0 45.0 30.0 5.8 30.0 3.4
4. Tận dụng mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội trong KT- ĐG hoạt động GDĐĐ cho HS
25.0 18.3 70.0 41.7 5.0 16.7 0.0 23.3
Kết quả khảo sát ở 2 đối tượng trình bày trong bảng trên cho thấy các biện pháp có phát huy tác dụng trong thực tế và được GV và HS của nhà trường ghi nhận; tuy nhiên ý kiến của GV và của HS có sự khác biệt (ví dụ, biện pháp 1 và 4 GV đánh giá cao nhưng HS lại khơng có ý kiến như vậy); điều trên chứng tỏ rằng do nhận thức hay mức độ cảm nhận của các em HS về biện pháp 1 và 4 nêu ra chưa thật rõ nét với bản thân mình. Biện pháp 3 được đa số các em đánh giá rất tác dụng hay có tác dụng. Điều nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS, trong bối cảnh quan hệ nhóm bạn phát triển ở cả phương thức truyền thống (giao lưu trực tiếp) và phi truyền thống (giao lưu thông qua phương tiện truyền thông) đang phát triển và có ảnh hưởng khá cao trong GDĐĐ.