Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 50 - 53)

2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung học cơ sở

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường

trung học cơ sở Trần Hưng Đạo

Để đánh giá thực trạng nội dung GDĐĐ cho HS trường THCS Trần Hưng Đạo, chúng tôi đã tổ chức thực hiện khảo sát CBGV, PHHS và HS của trường kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

(Ý kiến của CBGV) Nội dung GD đạo đức Mức độ (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1. Chuẩn mực đạo đức hướng

vào sự tự hoàn thiện bản thân 47.5 52.5 0.0 0.0

2. Chuẩn mực đạo đức thể hiện

quan hệ với mọi người 22.5 50.0 22.5 5.0

3. Chuẩn mực đạo đức thể hiện

quan hệ đối với công việc 22.5 70.0 5.0 2.5

4. Giáo dục tri thức đạo đức: Sự trung thực, tính trách nhiệm, bao dung, chống bạo lực học đường

50.0 47.5 2.5 0.0

Kết quả khảo sát ở đối tượng GV của nhà trường về các nội dung GD đạo đức cần triển khai trong hoạt động GD đạo đức cho HS của trường được trình bày trong bảng 2.5 cho thấy các nội dung chủ yếu của GD đạo đức có triển khai trong thực tế và được GV của nhà trường ghi nhận; tuy nhiên ý kiến của GV cho rằng nội dung 1, 3 và 4 trình bày trong bảng 2.5 trên được GV đánh giá cao ở mức rất thường xuyên và thường xuyên. Nội dung 2 được GV đánh giá là nhà trường thực hiện ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng. Điều

nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GD ĐĐ cho HS THCS, trong bối cảnh các giá trị đạo đức đang bị nhiễu do nhiều yếu tố, nhà trường cần chú ý hơn nội dung Giáo dục chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ

với mọi người trong giáo dục đạo đức cho HS THCS hiện nay. Trong thực tế

quan hệ giữa HS với HS; giữa HS với thầy cơ, giữa HS với các tổ chức đồn đội… do ảnh hưởng của nhiều yếu tố thời gian qua có vấn đề dẫn đến các ứng xử lệch chuẩn; đặc biệt trong giao tiếp ứng xử có văn hóa ở nhà trường đâu đó cịn nhiều ý kiến đánh giá chưa cao trong môi trường học đường. Vấn đề nêu trên cho thấy nhà trường cần chú ý nội dung hơn GD chuẩn mực đạo đức thể

hiện quan hệ với mọi người trong hoạt động GD đạo đức cho HS.

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

(Ý kiến phụ huynh học sinh)

Nội dung Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Khơng

1. Chuẩn mực đạo đức hướng vào

sự tự hoàn thiện bản thân 33.3 36.7 5.0 25.0

2. Chuẩn mực đạo đức thể hiện

quan hệ với mọi người 35.0 48.4 8.3 8.3

3. Chuẩn mực đạo đức thể hiện

quan hệ đối với công việc 31.7 31.7 20.0 16.6

4. Giáo dục tri thức đạo đức: Sự trung thực, tính trách nhiệm, bao dung, chống bạo lực

41.7 41.7 8.3 8.3

Kết quả khảo sát ở đối tượng là phụ huynh HS và các lực lượng xã hội khác trong cộng đồng trình bày trong bảng 2.6 trên cho thấy các nội dung chủ yếu của GDĐĐ có triển khai trong thực tế và được phụ huynh HS của nhà trường và các lực lượng xã hội khác trong cộng đồng ghi nhận. Tuy nhiên ý kiến của các lực lượng này có sự khác biệt so với ý kiến của GV mà chúng tơi đã trình bày ở trên (ví dụ, nội dung 3 được phụ huynh học sinh

đánh giá không cao ở mức thường xuyên mà đa số cho rằng chỉ ở mức thỉnh thoảng và ít khi). Điều trên chứng tỏ rằng do nhận thức hay mức độ cảm nhận của phụ huynh HS về nội dung 3 nêu ra chưa thật rõ nét với trong thể hiện của con cái mình trong hoạt động ở gia đình các em. Các nội dung khác được đa số phụ huynh HS đánh giá cao là nhà trường thực hiện ở mức thường xuyên. Điều nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS, cần có sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội trong GDĐĐ cho HS THCS hiện nay. Đặc biệt quan tâm hơn nội dung GDĐĐ liên quan đến chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với

công việc như tính trách nhiệm với cơng việc học tập hay nhiệm vụ được

giao ở lớp và những công việc hỗ trợ gia đình ở nhà… Nên nhớ rằng tính trách nhiệm là một phẩm chất được nhấn mạnh trong các phẩm chất cơ bản trong quy định phẩm chất năng lực HS cần được phát triển theo yêu cầu của chương trình GDPT mới ban hành 2018.

Bảng 2.7. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

(Ý kiến của HS) Các ND cần thực hiện Mức độ (%) Rất quan tâm quan tâm Ít quan tâm Khơng quan tâm 1. Kính trọng thầy cơ 83.3 16.7 0.0 0.0 2. Kính trọng ơng bà, cha mẹ 91.7 8.3 0.0 0.0 3. Sự trung thực trong học tập 50.0 50.0 0.0 0.0

4. Đoàn kết và biết giúp đỡ bạn bè 41.7 50.0 8.3 0.0

5. Tinh thần trách nhiệm 12.5 45.8 33.4 8.3

6. Quan tâm vào bao dung 8.3 45.8 37.6 8.3

Kết quả khảo sát ở HS của trường trình bày trong bảng trên cho thấy các nội dung cụ thể của GDĐĐ cho HS THCS có triển khai trong thực tế và được HS của nhà trường ghi nhận. Các nội dung được đa số HS đánh giá cao

là nhà trường thực hiện ở mức rất quan tâm và quan tâm nằm ở mục 1: “Kính

trọng thầy cơ” và mục 2: “Kính trọng ơng bà, cha mẹ”. Tuy nhiên các mục 5

với nội dung: “Tinh thần trách nhiệm” và mục 6 với nội dung: “Quan tâm vào bao dung” có ý kiến khá phân tán và nhiều HS cho rằng nhà trường chưa

quan tâm đúng mức; đặc biệt nội dung đạo đức cần GD cho các em trong bối cảnh hiện nay là nội dung “Quan tâm vào bao dung” có 37.6% ý kiến cho rằng nhà trường ít quan tâm hơn so với các nội dung khác trong nội dung GDĐĐ cho các em. Điều nêu trên rất đáng lưu ý đối với các chủ thể tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS. Những nội dung thuộc đạo đức nho giáo vẫn được nhấn mạnh theo tinh thần “tiên học lễ, hậu học văn” trong khi đó một số giá trị đạo đức mang tính thời đại lại chưa được quan tâm đúng mức (theo cảm nhận của HS) trong GDĐĐ cho HS THCS hiện nay của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)