3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động
đạo đức cho học sinh theo tiếp cận xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay ở trường THCS.
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Đạo đức là một yếu tố quan trọng, là nhân tố cốt lõi trong nhân cách mỗi người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong XH. Đạo đức là kết quả của một quá trình giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân thông qua các hoạt động ở nhà trường và xã hội. Để hoạt động GDĐĐ cho học sinh lứa tuổi THCS và quản lý hoạt động này làm sao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và phát triển toàn diện học sinh trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi cần vận dụng tiếp cận xã hội hóa trong triển khai các hoạt động GDĐĐ cho HS.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
a) Tăng cường sức mạnh và khả năng tổ chức phối hợp của các bộ phận, các thành viên trong trường THCS tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS
+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho HS.
+ Chủ động lập kế hoạch GDĐĐ cho học sinh và hướng dẫn cho mọi người lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
+ Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo GDĐĐ cho HS thống nhất các hoạt GDĐĐ của nhà trường.
+ Phối hợp với công an để bàn giải pháp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.
+ Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác GDĐĐ cho HS phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động GDĐĐ và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS. Phối hợp với đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật mang tính giáo dục, tổ chức các cuộc thi, hoạt động sáng tạo, sinh hoạt câu lạc bộ,…
b) Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội khác trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Trong thực tế, ngành giáo dục không thể tách ra, đơn độc trong cuộc chiến chống suy thối đạo đức, mà cần có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia đình và tiềm năng giáo dục của tồn XH. Do vậy Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với BĐD CMHS, với các tổ chức chính quyền địa phương để bàn bạc, thống nhất phương pháp GDĐĐ phù hợp với tâm sinh lý và đặc điểm học sinh của từng vùng miền. Phối hợp các lực lượng xã hội địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực. Đây là việc thực hiện “Cộng đồng hóa trách nhiệm” đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi trong việc QL GDĐĐ cho học sinh.
+ Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ XH, giữ gìn trật tự, an ninh;
+ Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam để làm tốt cơng tác khuyến học, hịa giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong HS;
+ Phối hợp các cơ quan truyền thơng, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cho HS;
+ Đại diện Hội Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS trường THCS.
* Tận dụng được vai trò của cộng đồng xã hội trong tổ chức các hoạt động GD ĐĐ cho HS THCS.
Cộng đồng xã hội nơi nhà trường đóng và nơi gia đình của HS tồn tại có tác động đáng kể trong việc giáo dục đạo đức cho HS THCS. Ở lứa tuổi này văn hóa (phong tục, lối sống và những giá trị…) được mọi người trong cộng đồng tuân thủ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi về đạo đức của học sinh lứa tuổi THCS. Nếu tận dụng được vai trò của cộng đồng xã hội để lan tỏa giá trị truyền thống cho HS là một kênh GDĐĐ đáng được quan tâm. Phát huy vai trị mơi trường GD thống nhất giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội là một nội dung của biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS. Tận dụng mối quan hệ nhà trường-gia đình-xã hội trong tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS. Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề GDĐĐ và có tầm quan trọng đặc biệt. Tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nội dung và phương thức GDĐĐ cho HS THCS có tác dụng quan trọng trong việc phát huy môi trường giáo dục thống nhất để GD toàn diện cho HS phổ thơng nói chung và HS THCS nói riêng.
* Phát huy vai trị gia đình trong tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS
Gia đình của học sinh có tác động rất lớn trong việc GDĐĐ cho HS THCS. Ở lứa tuổi này gia phong, gia giáo (phong tục, lối sống và điều kiện sống...) của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi về đạo đức của HS lứa tuổi THCS. Những người lớn trong gia đình (ơng bà, cha mẹ, anh chị…) là những tấm gương để HS soi hàng ngày thơng qua cách ăn nói, ứng xử và chia sẻ của các thành viên trong gia đình. Phương pháp noi gương trong GDĐĐ có tác dụng rất lớn trong mơi trường gia đình. Phát huy vai trị của gia đình tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS là một nội dung của biện
pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS.
* Coi trọng vai trị “nhóm bạn” trong tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS THCS
Cha ơng ta có nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” ảnh hưởng của nhóm bạn cũng khá lớn đối với lứa tuổi HS THCS. Đây là vấn đề các nhà quản lí cần quan tâm đến yếu tố này trong quá trình tổ chức GDĐĐ cho HS THCS. Phát huy vai trị của nhóm bạn (giáo dục đồng đẳng) trong hoạt động GD đạo đức cho HS là một nội dung của biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp GDĐĐ cho HS giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường. Tham mưu cho các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp.
- Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà trường phối hợp chặt chẽ với nhà trường THCS trong việc GDĐĐ cho HS. Vì HS có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và các mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lơi kéo theo nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức để có những hành vi xấu. Chính vì vậy các nhà trường THCS cần phải có thơng tin kịp thời về các vụ việc có liên quan để cùng phối hợp xử lý.
- Phân công cụ thể từng người, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng ủy đối với Đoàn thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng, CBQL, GV cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức khác.
- GVCN và GV được phân công phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, có kiến thức về GDĐĐ cho HS và có khả năng giao tiếp tốt.