Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84)

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Đánh giá GV là công việc quan trọng và cần thiết trong tồn bộ q trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường với năng lực và phẩm chất của GV. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của học sinh tạo cho chất lượng đội ngũ GV ngày càng nâng cao. Việc xây dựng quy trình và đánh giá xếp loại GV là việc làm có tính dân chủ trong việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Giúp lãnh đạo nhà trường có thêm những thơng tin đầy đủ hơn về đội ngũ giáo viên để thấy được những mặt tích cực hoặc hạn chế về quy chế chuyên mơn, đạo đức nghề nghiệp, từ đó phát huy mặt mạnh của đội ngũ giáo viên hoặc kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và khắc phục những hạn chế đó.

- Giúp tổ, nhóm chun mơn, nhà trường có cơ sở khoa học để xếp loại, phân loại giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hoặc điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, giải quyết chế độ đối với giáo viên không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Giúp cho mỗi giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong từng tiêu chí để xác định phương hướng, có kế hoạch phấn đấu vươn lên để hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá của giáo viên gồm phẩm chất chính trị, đại đức, lối sống và năng lực giáo viên để đáp ứng được yêu cầu chung và phù hợp với tình hình của nhà trường với nội dung sau:

- Kiểm tra, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống theo quy định của tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.

Đây là một hoạt động đánh giá được thực hiện hàng năm trong nhà trường. Hiệu trưởng phải tổ chức được lực lượng kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá khách quan công bằng dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng đối tượng để đưa ra kết luận đánh giá. Các kết luận đánh giá cần hướng đến sự phân loại đội ngũ để làm căn cứ cho việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường.

Đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường có thể thơng qua các hoạt động như:

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua các bài dạy: đổi mới phương pháp dạy, học kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin vào dạy học và một số kỹ năng khác.

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua việc thực hiện quy chế chun mơn: chương trình, nội dung, chuẩn kiến thức; giờ dạy trên lớp, giáo án và đồ dùng dạy học, giờ giấc ra vào lớp, thái độ giao tiếp với học sinh.

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh: kiểm tra trên lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối học kỳ, chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu tốt nghiệp… và lấy ý kiến của học sinh với giáo viên.

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn.

Đây là một trong những hoạt động đánh giá quan trọng trong nhà trường. Đôi khi hiệu trưởng chú trọng đến đánh giá thành tích mà chưa xem xét thỏa đáng đến sự cống hiến xây dựng nhà trường của mỗi cá nhân. Việc đánh giá đúng sự cống hiến là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc trong tổ chức. Chẳng hạn: có một giáo viên chủ nhiệm nào đó có thể

khơng có thành tích nổi trội là xây dựng tập thể học sinh lớp họ phụ trách thành một tập thể xuất sắc, nhưng nếu lớp họ được phân cơng phụ trách là một lớp trung bình sau một thời gian dưới sự dẫn dắt của giáo viên chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ thì sự đóng góp của GVCN cần được đánh giá một cách thỏa đáng để ghi nhận sự đóng góp của họ trong phát triển nhà trường.

Sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi cá nhân và nhóm trong nhà trường cũng cần được đánh giá một cách công bằng. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm. Điều quan trọng là các sáng kiến kinh nghiệm phải được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để xác nhận sự sáng tạo và cần được nhân rộng áp dụng trong những điều kiện phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trường.

- Đánh giá tiềm năng của đội ngũ và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường

Đây là một hoạt động đánh giá đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng. Mỗi cá nhân phải tự đánh giá kết hợp với đánh giá của tập thể. Hoạt động đánh giá tiềm năng của đội ngũ là một phần không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất thơng qua các hoạt động và tiến hành theo các bước sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá của nhà trường theo năm học. - Cụ thể số lượng GV cần kiểm tra, đánh giá toàn diện trong năm (khoảng 30% GV trong tồn trường).

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của nhà trường.

- Xây dựng quy trình thống nhất kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua 3 giai đoạn:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá, xếp loại GV;

Bước 2: Xây dựng căn cứ đánh giá, xếp loại phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của GV theo chuẩn GV trung học;

Bước 3: Lựa chọn cách thức đánh giá. Cần phối hợp giữa tự đánh giá của GV và của các cấp quản lý.

+ Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá, xếp loại GV. Gồm các bước sau: GV tự đánh giá: Để việc tự đánh giá có hiệu quả, GV cần nắm vững mục đích yêu cầu, các căn cứ và tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, đối chiếu với kết quả hoạt động trên các mặt của cá nhân, GV tự xếp loại cho chính mình.

Tổ chuyên môn đánh giá: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các mặt hoạt động khác của GV, tổ chuyên môn tiến hành đánh giá, xếp loại cho từng giáo viên theo tiêu chí đánh giá chung của nhà trường.

Hiệu trưởng đánh giá: Dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng, sau khi xem xét một cách toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên và đánh giá của tổ chuyên môn, sẽ quyết định việc đánh giá xếp loại. Những trường hợp đặc biệt cần đưa ra hội đồng thi đua xem xét kỹ lưỡng và quyết định, nếu cần thiết phải tiến hành biểu quyết thơng qua hình thức xếp loại.

+ Giai đoạn 3: Xử lí sau đánh giá xếp loại. Gồm các bước sau đây: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại giáo viên ngay sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chính thức.

Đề ra yêu cầu đối với GV ở từng loại trình độ được đánh giá. Đối với các GV được xếp loại giỏi cần tiếp tục bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ GV đầu đàn kế cận. Đối với số GV xếp loại khá, Trung bình cần có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể để sau một thời gian có thể lên loại giỏi, khá. Đối với GV xếp loại yếu cần tạo điều kiện cho họ học tập bồi dưỡng thêm, phân công GV xếp loại giỏi kèm cặp giúp đỡ, phân công công việc hợp lý… sau một thời gian nếu không tiến bộ tiến hành sàng lọc sa thải theo đúng luật định.

- Nhà trường triển khai kế hoạch đến tổ, nhóm chun mơn để các tổ, nhóm và mỗi giáo viên nắm được nội dung, thời gian kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.

- Nhà trường giao cho tổ trưởng chuyên môn tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ báo cáo Hiệu trưởng.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tất cả các mặt kiểm tra đều phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong cả năm học cụ thể được phân bố thời gian hợp lý, có biểu điểm, có tổng kết, có thơng báo cơng khai để giáo viên biết và chủ động thực hiện.

- Thực hiện tốt công tác phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên trong nhà trường.

- Phải thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chun mơn, đồn thể, thanh tra nhân dân nhà trường dưới sự điều hành của BGH trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ; việc kiểm tra hồ sơ theo quy định; kết quả giảng dạy và các hoạt động giáo dục của GV.

- Tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh và học sinh để có thêm tư liệu đánh giá giáo viên chính xác hơn.

- Tổ chức kiểm tra tồn diện giáo viên đảm bảo đúng quy trình đã thống nhất và mơn nào cũng có giáo viên tham gia. Đồng thời thơng báo trước Hội đồng sư phạm để biểu dương, ghi nhận những cố gắng của họ đối với giáo viên xếp loại Giỏi; cịn loại Trung bình hoặc Yếu ta có biện pháp giúp đỡ cho phù hợp.

3.2.5. Tăng cường các biện pháp tạo môi trường, kích thích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên trường THPT B Duy Tiên phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng một mơi trường nhà trường có truyền thống của một tập thể sư phạm đồn kết, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, mơi trường có bầu khơng khí tâm lý xã hội lành mạnh, dân chủ, thân thiện cùng thúc đẩy nhau thực hiện tốt

nhiệm vụ, cùng hiểu rõ các giá trị của tổ chức và cùng quyết tâm xây dựng tổ chức thành tập thể vững mạnh.

- Trên cơ sở chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các quy định thực hiện cụ thể trong từng đơn vị để đảm bảo, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, nhằm động viên, khích lệ họ phát huy hết tài năng trí tuệ đem lại hiệu quả cơng tác cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên phát triển chính là quan tâm đến việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên nhằm khích lệ, động viên, tạo động lực cho họ phát huy hết các năng lực nội tại tiềm ẩn, đem lại hiệu quả cơng việc cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng mơi trường sư phạm, thân thiện, đồn kết và thân ái tương trợ giúp đỡ nhau trong cơng việc cũng như cuộc sống. Xây dựng văn hóa tổ chức, ở đó mỗi cá nhân đều hiểu rõ các giá trị của tổ chức, xây dựng bầu khơng khí tâm lý làm việc thoải mái, cởi mở, thân thiện và cùng chia sẻ, kích thích tiềm năng trí tuệ và sự cống hiến của mỗi thành viên; Tạo môi trường dân chủ để ĐNGV phát huy tiềm năng trí tuệ trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục đạt hiệu cao.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao cuộc sống vật chất tinh thần cho giáo viên. Cụ thể:

+ Chăm lo đến đời sống tinh thần cho giáo viên.

+ Tạo bầu khơng khí sư phạm, đồn kết thân ái trong nhà trường.

+ Quan tâm đến hồn cảnh riêng của từng giáo viên. Cần nhìn nhận đánh giá khách quan đối với mọi người trong mọi hoạt động với thái độ thân ái, công tâm. Điều này sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn đến mọi thành viên trong nhà trường.

+ Luôn chú ý xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện về các phương tiện thơng tin, giải trí phục vụ cho sinh hoạt. Xây dựng thư viện có đủ sách báo, tạp chí phổ thơng cho giáo viên đọc.

+ Tổ chức tốt các ngày kỉ niệm, ngày truyền thống, tổ chức các buổi tham quan, du lịch hàng năm.

+ Tổ chức thăm hỏi khi giáo viên hoặc gia đình giáo viên có chuyện buồn, tai nạn, ốm đau,...

- Chăm lo đến đời sống vật chất cho giáo viên:

+ Quan tâm, tìm hiểu đến hồn cảnh kinh tế, điều kiện làm việc của từng giáo viên.

+ Nâng mức thu nhập bình qn ngồi lương hàng tháng và vào các dịp lễ Tết.

+ Quan tâm kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên (nâng lương, khen thưởng, chế độ nghỉ ốm, tham quan, học tập...).

+ Quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho giáo viên có hồn cảnh khó khăn.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Bố trí, phân cơng lao động một cách khoa học, hợp lý tạo ra sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ.

- Phải xây dựng cơ sở vật chất khang trang, tạo môi trường làm việc thân thiện, tiện nghi, hiệu quả.

- Động viên giáo viên hưởng ứng các phong trào thi đua, hồn thành tốt cơng việc được giao bằng cả vật chất lẫn tinh thần.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách thu hút giáo viên giỏi,... - Thực hiện đúng và đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên: như việc chi trả lương, nâng lương và các chế độ khác.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, tạo sân chơi lành mạnh trong nhà trường thơng qua các hoạt động văn hố, văn nghệ, thể thao và đi dã ngoại. Cần quan tâm đến hoàn cảnh riêng của các giảng viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho GV.

- Phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho ĐNGV. - Thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các trường tích cực tham mưu, đề xuất cho cấp trên để xây dựng các chính sách, chế độ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của GV.

- Các tổ chức đoàn thể phải phát huy vai trò người đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ĐNGV; chủ động phối hợp, đề xuất với Hiệu trưởng thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CBGV.

- Có biện pháp tạo nguồn kinh phí chính đáng hỗ trợ cho đời sống GV, nhất là các giáo viên gặp khó khăn. Sử dụng tốt và hiệu quả quỹ phúc lợi cho công tác tham quan học tập kinh nghiệm.

- Nhà trường cần dành ra một khoản kinh phí trong phạm vi cho phép để đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, văn nghệ; tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chu đáo thu hút được sự tham gia của giáo viên vào các hoạt động này.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trường THPT B Duy Tiên trung học phổ thông trường THPT B Duy Tiên

Các nhóm biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT B Duy Tiên là một tổng thể hồn chỉnh, thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ và đan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)