của các biện pháp.
Mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp có mối tương quan thuận, chặt chẽ, tứ là sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất phù hợp với nhau. Thể hiện rõ nét nhất là ở biện pháp 1: “Xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông”, mức độ cấp thiết và khả thi đều đứng ở vị trí thứ nhất. Các biện pháp còn lại giữa mức độ cấp thiết và khả thi chỉ chênh lệch nhau một bậc, điều này vẫn còn phù hợp ở mức độ cho phép.
Tiểu kết chương 3
Trong các biện pháp quản lý ĐNGV như đã trình bày ở trên, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, vai trị nhất định tác động vào ĐNGV, những yếu tố đó cấu thành nhằm phát triển ĐNGV nhà trường có chất lượng và đảm bảo số lượng, cơ cấu bộ môn đến năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Các nhóm biện pháp phát triển ĐNGV được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các chủ đề và các khâu của quá trình quản lý từ khâu quy hoạch, kế hoạch hóa, xây dựng các chế độ, chính sách, cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố của quá trình phát triển ĐNGV về số lượng và chất lượng; bồi dưỡng, sử dụng; kiểm tra đánh giá; các điều kiện đảm bảo cho cơng tác phát triển ĐNGV. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển ĐNGV. Các nhóm biện pháp bao gồm: Xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông trường THPT B Duy Tiên tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện nay; Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có; Thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu chuẩn hố; Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên Trung học phổ thông; Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới; Kiểm tra đánh giá hoạt động của đội ngũ giáo viên trường THPT B Duy Tiên.
Các biện pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của các nguyên tắc nhất định: phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng ĐNGV để về số lượng và có chất lượng; phát huy vai trị chủ động, tích cực của giáo viên, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho họ; tác động vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của xã hội; có tính cụ thể, thiết thực.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đội ngũ giáo viên trong trường THPT đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện và góp phần vào thành công của đổi mới giáo dục. Tầm quan trọng của người giáo viên, ĐNGV trong bối cảnh giáo dục đi vào thế kỷ XXI, Tiến sĩ Raja Roy Singh, nguyên Tổng Giám đốc - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) khu vực Châu Á và Thái Bình Dương khẳng định:
“Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong
việc định hướng lại giáo dục.”
Hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng ngành GD&ĐT và các địa phương đã và đang tập trung các nguồn lực trong đó đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng, quyết định trực tiếp sự thành cơng đổi mới giáo dục. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục thì việc xây dựng và phát triển ĐNGV là tất yếu và là nhiệm vụ trọng tâm của các cán bộ QLGD.
Với mục đích trên, tác giả đề xuất biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT B Duy Tiên tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và minh chứng được mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đó là:
1. Xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới.
2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới.
3. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên trường THPT B Duy Tiên đáp ứng yêu cầu đổi mới
5. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông B Duy Tiên phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Với những biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm trên thực tế công tác tại địa bàn huyện Duy Tiên và được ý kiến đồng thuận cao của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên của các trường THPT huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
`Như vậy, các nhiệm vụ đặt ra của luận văn về vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện. Những biện pháp đề xuất trong luận văn có thể áp dụng hoặc tham khảo để quản lý đội ngũ giáo viên THPT không chỉ cho trường THPT B Duy Tiên mà cịn có thể sử dụng cho các trường trong huyện và địa phương khác có những điều kiện tương tự. Khi thực hiện những biện pháp phải được tiến hành đồng bộ (có thể vẫn có ưu tiên) để tạo sự hỗ trợ giữa các biện pháp và nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.
Những biện pháp đề xuất trong luận văn là kết quả nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định về thực tế quản lý công tác quản lý phát triển ĐNGV THPT tại trường THPT B Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Vì thế, theo thời gian cần được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu xã hội.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ GD&ĐT
- Xây dựng đầy đủ các nội dung và chương trình bồi dưỡng theo u cầu
chuẩn hố; các quy định về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đối với GV THPT; cần đưa các chương trình về cơng nghệ thơng tin, ngoại ngữ, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại vào nội dung bồi dưỡng bắt buộc đối với giáo viên. Trên cơ sở đó các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng các chính sách mới về lương và chế độ đãi ngộ hợp lý cho GV để họ n tâm cơng tác, gắn bó với nghề.
- Ban hành cơ chế phối hợp với các ngành chức năng đổi mới công tác tuyển chọn giáo viên, giao quyền chủ động cho các trường THPT để các trường lựa chọn đúng người, đúng việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao.
- Xây dựng và công bố đề án quy hoạch phát triển giáo dục của ngành; quy hoạch đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo để các trường căn cứ vào đó các trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược về ĐNGV nhà trường.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý hơn nữa đối với giáo viên về kinh tế và giáo viên học sau Đại học hoặc nghiên cứu sinh. Đặc biệt phải có cơ chế hợp lý để thu hút những giáo viên giỏi về công tác tại huyện.
2.3. Với Sở GD&ĐT Hà Nam
- Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường để phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập. Có chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở vật chất.
- Đẩy mạnh hơn nữa về công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ để việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả thiết thực cho GV. Tăng cường hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ kinh phí cho nhà trường để thực hiện cơng tác bồi dưỡng GV.
- Tham mưu cho UBND Tỉnh và các ngành liên quan điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách cho giáo viên đi đào tạo lại, đào tạo trên chuẩn; hỗ trợ kinh phí cho công tác bồi dưỡng giáo viên tại các trường THPT nhất là việc hỗ trợ kinh phí cho giáo viên học sau Đại học hoặc nghiên cứu sinh, đặc biệt ưu tiên cho các trường vùng nơng thơn, vùng khó khăn.
2.4. Đối với trường Trung học phổ thông B Duy Tiên
- Mỗi CBQL và giáo viên phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của cơng cuộc đổi mới giáo dục và vị trí, vai trị, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục.
- Tích cực thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TW của Bộ Chính trị: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc thực hiện cuộc vận
động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" gắn với những công việc cụ thể.
- CBQL nhà trường cần chủ động, sáng tạo, đổi mới phương pháp quản lý để phát huy được năng lực của ĐNGV; thực hiện xã hội hố cơng tác bồi dưỡng; tạo điều kiện, động viên, khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tồn diện của nhà trường.
- Tích cực tổ chức Hội thảo, Hội giảng, sinh hoạt chuyên môn giữa các trường THPT trong huyện để nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày
28/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo - Bùi Việt Phú (2012), Một sớ góc nhìn về phát triển và
quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Đặng Quốc Bảo (2002), Mối quan hệ kinh tế - giáo dục trong quá trình
phát triển cộng đồng. Tài liệu dành cho học viên Cao học Quản lý giáo dục.
5. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có
nhiều cấp học. Ban hành kèm theo QĐ số 12/2011/TT- BGDĐT ngày
28/3/2011.
6. Bộ GD&ĐT (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục- Đào
tạo, tập 2. Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Bộ GD&ĐT (2007), Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành
về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực GD. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
9. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV về việc ban hành quy
chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/ NĐ- CP của Chính phủ về
việc tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước.
11. C. Mac- Ăng ghen (1993), Tồn tập. Nxb Chính trị, Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học
quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2008), Đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng dành
14. Nguyễn Đức Chính (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học.Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Đỗ Minh Cường, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành Trung ương khóa X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành Trung ương khóa VII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương khóa XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng bộ huyện Duy Tiên (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ 21,
nhiệm kỳ 2010-2015.
22.Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.
24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển xã hội – kinh tế. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi. Tài liệu giảng dạy, ĐHQG,
Hà Nội.
26. Đặng Xuân Hải-Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.
27. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2011),
28. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lí trong giáo dục, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
29. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại học
QGHN.
30. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý. Nxb
Lao động, Hà Nội.
32. Đặng Bá Lãm (Chủ biên ) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – Lý
luận và thực tiễn. Nxb ĐHQGHN.
33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai (2008), Quản lý nhân sự trong
giáo dục. Tài liệu cho học viên Cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN.
34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý. Tài liệu dành cho học
viên Cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN.
35. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1986), Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức. 38. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý
giáo dục, Học viện cán bộ quản lý giáo dục.
39. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý. Trường đại học Kinh tế quốc dân.
40. Trung tâm từ điển – ngôn ngữ - Viên ngôn ngữ, từ điển tiếng Việt.
Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Trung tâm từ điển- ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (2005), Từ điển Tiếng
Việt. Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Quản lý tổ chức và nhân sự. Tài liệu dành cho học viên Cao học quản lý giáo dục, ĐH sư phạm Hà Nội
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Dành cho chuyên gia và cán bộ quản lí giáo dục)
Để có căn cứ khách quan, tồn diện về thực trạng ĐNGV trường THPT B Duy Tiên tỉnh Hà Nam phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Biện
pháp Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông B Duy Tiên tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, xin q Thầy (Cơ) vui lịng cho
biết một số thông tin và ý kiến của mình bằng cách điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu (x) vào các ô trống:
1. Một số thông tin về bản thân
- Đơn vị công tác: .............................................................................................. - Chức vụ: .......................................................................................................... - Số năm công tác: ................... Số năm làm quản lý: ......................................
2. Thầy (Cô) xin vui lịng cho biết một số thơng tin sau của của đơn vị
đang quản lý:
Bảng 1. Quy mô số lớp học, số học sinh của trường THPT B Duy Tiên trong
03 năm học (2013-2014, 2014 – 2015, 2015 – 2016)
Năm học
Khối 10 Khối 11 Khối 12
Tổng số Số