Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 34 - 38)

1.5. Giáo dục trung học phổ thông và yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.1. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo

1.5.1. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông phổ thông

- Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020.

- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X đề ra mục tiêu đổi mới chương trình GDPT là quá trình đổi mới trên nhiều lĩnh vực của GD mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình GD

từ tiểu học đến THPT.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/01/2005 về việc đổi mới chương trình GDPT thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X.

- Chiến lược phát triển GD&ĐT 2011-2020 của nước ta đã đề ra nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tồn xã hội chăm lo phát triển giáo dục.

1.5.2. Những yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thơng

- Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục THPT. Nội dung GDPT phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện; phát triển cân đối, hài hịa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống; chú trọng thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu GDPT. Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung GDPT; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thơng, cơ bản, tồn diện và hướng nghiệp cho mọi HS cịn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS.

+ Bảo đảm tính thống nhất của chương trình GDPT trong phạm vi cả nước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm các vùng miền, nhà trường và các nhóm đối tượng HS.

+ Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học.

+ Tiếp cận trình độ GDPT của các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng:

+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình GDPT, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình GD.

+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.

- Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.

+ Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS. SGK và phương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp GDPT.

+ Hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm hài hịa giữa dạy chính khóa và hoạt động ngồi giờ lên lớp (trong và ngồi nhà trường); giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực, năng khiếu cá nhân của HS.

+ GV chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GD cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.

+ Đánh giá kết quả giáo dục của HS ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Đánh giá kết quả giáo dục ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp cần phải: Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực; phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở mỗi mơn học, hoạt động giáo dục; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá của GV và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của xã hội; kết hợp hài hịa giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận; phải sử dụng bộ cơng cụ đánh giá thích hợp đạt hiệu quả giáo dục cao.

+ Bộ GD&ĐT quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của GV cho từng môn học và hoạt động GD. Sau mỗi lớp có đánh giá xếp loại kết quả giáo dục của từng học sinh. Kết thúc lớp 12, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

1.5.3. Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Tại điều 16 - Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (Luật giáo dục năm 2005). Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Lãnh đạo, quản lý nhà trường có tính chun nghiệp cao: người lãnh đạo hoặc tập thể lãnh đạo nhà trường phải dành ưu tiên cao nhất cho mục đích chun mơn của nhà trường, phải giám sát thường xuyên các chương trình dạy - học, dành thời gian và cơng sức vào việc cải thiện hoạt động dạy học, giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, đặc biệt quan tâm đến hướng dẫn dìu dắt đội ngũ về phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 34 - 38)