1.6.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về KT- XH ảnh hưởng đến cơng tác quản lý ĐNGV đó là: Tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số phát triển con người HDI, dân số và độ tuổi đến trường.
- Chỉ số GDP không chỉ phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân.
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương hay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào.
- Dân số và độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và phát triển ĐNGV. Dân số trong độ tuổi đến trường ở nước ta được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi.
Với mục tiêu chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cùng với việc phổ cập giáo dục bậc THCS trong toàn quốc và mục tiêu phổ cập bậc THPT vào năm 2020 thì yếu tố trong độ tuổi đến trường sẽ tác động lớn đến quy mô giáo dục, ĐNGV các cấp học, ngành học trong từng vùng, địa phương và cả nước.
1.6.2. Các yếu tố phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp
- Tình hình phát triển trường, lớp; tình hình HS đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, từng cấp học, bậc học.
- Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc THPT sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển quy mô trường lớp của các trường.
Việc phát triển quy mô trường lớp sẽ liên quan đến công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và bồi dưỡng... làm ảnh hưởng đến cả số lượng, chất lượng ĐNGV của các trường THPT.
1.6.3. Các yếu tố về chính sách, về quản lý
Các yếu tố về chính sách ảnh hưởng rất lớn đến ĐNGV trên tất cả các mặt số lượng, cơ cấu và chất lượng. Cụ thể:
- Việc thay đổi các chính sách đãi ngộ đối với GV như: phụ cấp thâm niên cho GV, chính sách ưu đãi vùng miền.
- Xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV.
Các yếu tố quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, cơng tác kế hoạch hố giáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD... có ảnh hưởng khơng nhỏ đến ĐNGV.
1.6.4. Các yêu cầu của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông
Việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK, phương pháp đến phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. Từ đó dẫn đến có thêm các mơn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kế hoạch dạy học - giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới ĐNGV trên cả 3 mặt: số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Cụ thể:
- Việc có thêm các mơn học mới: Tin học, GDQP&AN, Tự chọn, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp,... làm xuất hiện nhu cầu GV các bộ mơn trên, do đó ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu bộ môn của ĐNGV.
- Việc thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới, thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá sẽ liên quan đến công tác bồi dưỡng ĐNGV, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.
1.6.5. Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
Các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học… của nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, ảnh hưởng đến việc quản lý ĐNGV trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong việc: tuyển chọn; sử dụng; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.
Tiểu kết chương 1
Từ việc nêu khái quát của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm cơ bản trong đó nhấn mạnh khái niệm đội ngũ giáo viên, khái niệm quản lý đội ngũ giáo viên, nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT trong thời kỳ đổi mới; chúng tôi nhận biết được những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, có liên quan mật thiết tới các lĩnh vực chủ yếu sau: lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên (đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức cho giáo viên đi thực tế). Lĩnh vực sử dụng đội ngũ giáo viên (tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, thuyên chuyển, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đội ngũ giáo viên). Lĩnh vực xây dựng, nuôi dưỡng môi trường cho ĐNGV phát triển (xây dựng môi trường pháp lý, môi trường sư phạm, thực hiện chế độ chính sách, giữ các mối quan hệ). Chính từ những cơ sở lý luận này mà chúng ta khẳng định: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn luôn là vấn đề cấp thiết của xã hội, là sợi chỉ đỏ xun suốt tồn bộ q trình lịch sử phát triển của nhà trường. Các nhà quản lý cùng với đội ngũ giáo viên sẽ quyết định CLGD.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG B DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM