Những yêu cầu đối với giáo viên trường Trung học phổ thông trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 38 - 40)

1.5. Giáo dục trung học phổ thông và yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.4. Những yêu cầu đối với giáo viên trường Trung học phổ thông trong

giai đoạn hiện nay

Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

1.5.4.1. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất

Trong giai đoạn Cách mạng hiện nay ở nước ta, phẩm chất chính trị hàng đầu của mỗi giáo viên đó là thái độ tích cực với cơng cuộc đổi mới của đất nước do Đảng CSVN phát động, Đó là sự trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đi theo con đường XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh. Đồng thời cần có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, nghiêm khắc bài trừ những tư tưởng lệch lạc, thái độ bàng quan, chống lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Giáo viên phải có lịng nhân ái - tình u thương con người là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là sự xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với cơng việc của mình. Xukhơmlixki đã nói: "Nhờ có sức mạnh của tình thương yêu đó mà các nhà sư phạm có tâm hồn cao thượng, tinh thần sảng khối, trí tuệ sáng suốt, tình cảm nhạy bén và tinh tế." Tình yêu thương học sinh được thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục, đó là cơ sở xuất phát của tình u nghề nghiệp. Khi có tình yêu nghề nghiệp, giáo viên sẽ có tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Giáo viên phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng, gây được niềm tin đạo đức trước học sinh, trước nhân dân. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt yêu cầu về đạo đức của người thầy

lên hàng đầu. Với quan điểm: "Dĩ nhân như giáo, dĩ ngôn như giáo." Bác dạy rằng: nghề dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy. Người đòi hỏi các nhà giáo "không những phải có tri thức phổ thơng mà phải có đạo đức Cách mạng, bởi vì quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước."

Đối với giáo viên, lòng yêu nghề, sự say sưa, hứng khởi, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong việc học hỏi và rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện của đạo đức Cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất như tinh thần trách nhiệm, tôn trọng và yêu cầu cao, khoan dung, vị tha, khách quan công minh và quan tâm chu đáo, sẵn sàng giúp đỡ học sinh cũng là những phẩm chất cần có của người giáo viên nói chung và giáo viên trường THPT nói riêng. Những phẩm chất trên khơng chỉ do đào tạo mà là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong cuộc đời.

1.5.4.2. Những yêu cầu cơ bản về năng lực

- Yêu cầu giáo viên phải có sự hiểu biết về nội dung môn học: giáo viên không những hiểu biết các ý tưởng chủ chốt, mà còn phải biết cấu trúc của các ý tưởng đó và phải hiểu chúng liên hệ với nhau ra sao, những ý tưởng đó liên quan đến các lĩnh vực khác và đời sống hàng ngày như thế nào.

- Giáo viên phải có tri thức sư phạm: giáo viên phải biết truyền thụ các ý tưởng cho học sinh và phải có khả năng nhận biết sự hiểu thấu của học sinh về các ý tưởng đó, tuỳ theo kinh nghiệm và bối cảnh của từng học sinh.

- Giáo viên phải có tri thức về sự phát triển: giáo viên cần hình thành nên các kinh nghiệm học tập có kết quả thơng qua việc hiểu rõ tư duy, hành vi, hứng thú và tri thức hiện có của học sinh.

- Giáo viên phải có sự hiểu biết về sự khác biệt: giáo viên có khả năng giao tiếp một cách tin cậy với học sinh của mình khi hiểu rõ sự khác biệt có thể nảy sinh từ các nhân tố văn hố, ngơn ngữ, gia đình, cộng đồng, giới tính,

q trình đi học trước đây, hoặc các nhân tố khác đã hình thành nên kinh nghiệm của mỗi học sinh.

- Giáo viên phải có sự hiểu biết về động cơ: giáo viên phải có khả năng đề ra nhiệm vụ và cung cấp thơng tin phản hồi để khuyến khích, cổ vũ những nỗ lực vượt bậc của học sinh mà không tạo nên áp lực đối với sự tiếp thu, hoặc làm nản lòng học sinh khiến cho các em từ bỏ mọi cố gắng.

- Giáo viên phải có tri thức về việc học tập, hiểu rõ rằng có nhiều mục đích khác nhau của sự học: Chẳng hạn, học để nhận thức, học để thưởng thức hoặc học để ứng dụng.

- Giáo viên phải làm chủ được các chiến lược dạy học: giáo viên phải chú ý đến các mục tiêu đa dạng và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để trợ giúp các phương pháp học tập đa dạng của học sinh.

- Giáo viên phải hiểu biết về việc đánh giá học sinh.

- Giáo viên phải hiểu biết về các nguồn của chương trình và cơng nghệ: giáo viên phải có khả năng giúp học sinh học cách tìm ra và sử dụng một “dải” rộng các nguồn để định hình và giải quyết vấn đề chứ khơng chỉ sử dụng một nguồn đơn nhất hoặc sách giáo khoa mà thôi.

- Giáo viên phải am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác: giáo viên phải biết sử dụng sự tương tác - giao tiếp của học sinh với nhau để nâng cao kết quả của việc dạy và học, cũng như cải thiện sự hợp tác với các giáo viên khác và với phụ huynh học sinh.

- GV phải có khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông b huyện duy tiên tỉnh hà nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 38 - 40)