Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

1.2.4.1. Khái niệm kĩ năng sống

Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau.

Có quan niệm coi kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc viết tắt là UNESCO).

Tổ chức y tế thế giới (viết tắt là WHO) coi kỹ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới, cịn có quan niệm kỹ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.

Theo tác giả Nguyễn Công Uẩn “Kĩ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kĩ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống” [33].

Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, ĐẶng Hồng Minh, Vũ Phương Liên, “Kĩ năng sống là kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ là những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống [18].

Như vậy chúng ta có thể hiểu kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Cụ thể như kĩ năng nhận biết; kĩ năng học tập; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng ứng phó với căng thẳng; kĩ năng thể hiện sự tự tin; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn; kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin…

Để sống (tồn tại và phát triển) con người cần có những kĩ năng sống cơ bản trong các mối quan hệ đó là con người với mối quan hệ với bản thân mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Do đó các kĩ năng sống sẽ giúp con người (người học) biến những kiến thức học được, những thái độ, tư tưởng, tình cảm thành những hành động thực tế giúp mỗi người phát triển một cách toàn diện hơn. Những kĩ năng sống của mỗi cá nhân khơng thể tồn tại bất biến mà nó biến đổi theo thời gian, theo từng thời điểm và trong từng thời đại mà cá nhân đó sống.

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. kỹ năng sống cịn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại địi hỏi mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp.

1.2.4.2. Giáo dục kĩ năng sống

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.

Giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; đồng thời khắc phục, thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày thành những hành vi mang tính tích cực và xây dựng. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có nhiệm vụ hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng dựa trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp. Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an tồn.

Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện. Tiếp cận kĩ năng sống trong các nội dung giáo dục là cần thiết để góp phần hình thành những hành vi tích cực mang tính xây dựng và thay đổi những hành vi tiêu cực. Từ đó học sinh có thể tự cảm nhận, tự sáng tạo, tự tư duy để phát triển năng lực cá nhân và tự kiểm soát được cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)