3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy
vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Để mỗi kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt được mục tiêu giáo dục thì địi hỏi các tổ chức, cá nhân nhất là Ban quản lý bán trú nhà trường phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Nhà trường phải có những cách thức để giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh bán trú trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Mỗi cá nhân muốn phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình thì bản thân phải có một sự nỗ lực phấn đấu khơng ngừng từ năng lực vốn có, năng lực hợp tác, chia sẻ, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức, năng lực đánh giá, ra quyết định… Tức là cá nhân mỗi học sinh phải tự chủ động chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà mình cịn thiếu, cịn yếu để bổ sung, hồn thiện.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trong các hoạt động, hiệu trưởng cần phải tăng cường ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong các hoạt động:
Thành lập tổ tự quản học sinh để các em tự đôn đốc nhắc nhở nhau trong việc thực hiện nội quy, quy định. Mỗi học sinh phải xây dựng cho mình một thời gian biểu học tập, vui chơi, giải trí phù hợp với thời gian quy định của nhà trường.
Giáo dục, tuyên truyền cho các em về mục tiêu giáo dục kĩ năng sống để các em có ý thức hơn trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cần thiết cho bản thân.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua về thực hiện nền nếp, về kết quả học tập. Mỗi năm tổ chức chấm xếp loại vào các đợt thi đua lớn. Tất cả kết quả sẽ được tuyên dương, trao phần thưởng trước toàn trường vào các buổi sơ kết, tổng kết để khuyến khích, động viên các em thực hiện tốt nội quy.
Đa dạng hóa các hình thức, nội dung sinh hoạt tập thể với mục đích phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tránh trùng lặp các hình thức khiến các em nhàm chán không hứng thú với hoạt động.
Lựa chọn những học sinh có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể để định hướng, hướng dẫn các em xây dựng kế hoạch thu hút học sinh vào các hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức, rèn kĩ năng sống cho bản thân. Giúp các em biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp khái qt hóa kinh nghiệm tổ chức
hoạt động. Đồng thời sẽ hạn chế được sự tự ti, nhút nhát, ỷ lại. Từ đó q trình giáo dục sẽ biến thành quá trình tự giáo dục của chủ thể học sinh và khi đó hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao hơn.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Phải có sự định hướng, kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động của các em, tránh tình trạng để các em tự làm, tự tổ chức hoạt động.
Phải tập huấn, bồi dưỡng cho những học sinh là nòng cốt của các phòng ở để các em có thể giúp đỡ các thành viên khác trong phòng thực hiện hoạt động một cách tự giác, tự chủ, tích cực.
Các hoạt động lựa chọn để giáo dục cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vùng miền thì mới thu hút được các em tham gia.
Nhà trường phải thường xuyên bổ sung sách báo, tài liệu tham khảo về các nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh với nội dung phù hợp.
3.2.5. Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là tạo thuận lợi cho hoạt động này thực hiện tốt và thành công kế hoạch đã đề ra.
Muốn làm được điều đó hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng một môi trường học tập đoàn kết, yêu thương chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng một nhà trường có văn hóa, khu bán trú an tồn. Bên cạnh xây dựng các điều kiện về tinh thần thì cần phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, CMHS, các doanh nghiệp...để huy động nguồn lực về tài chính, xây dựng CSVC, mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tồn trường.
Để nâng cao hiệu quả quản lí, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì phải tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường (Ban giám hiệu, Đội thiếu niên, Đồn thanh niên, GVCN, Ban quản lí bán trú) với CMHS, các tổ chức chính
trị xã hội. Đây là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của hoạt động này.
Từ nhà trường, thầy cơ, ban quản lí, các hoạt động ngoại khóa được tổ chức nhằm hình thành những kĩ năng cho học sinh, nhưng những kĩ năng này muốn duy trì, phát triển thì phải nhờ sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Do đó sự phối hợp giữa nhà trường, CMHS và các lực lượng xã hội sẽ tạo thành một môi trường giáo dục thống nhất thì hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ đạt hiệu quả.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
(1) Xây dựng cơ chế phối hợp giữ nhà trường với cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Trong q trình quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường. Hiệu trưởng cần chú ý phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục: GVCN, Đội thiếu niên, Đồn thanh niên, Ban quản lí bán trú, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương nhằm đưa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em đi vào nền nếp, đúng theo yêu cầu kế hoạch đã xây dựng. Trong sự phối hợp này đặc biệt chú ý đến vai trị của Đội thiếu niên, Đồn thanh niên. Thông qua các hoạt động tập thể trong và ngồi giờ học chính khóa giúp học sinh rất nhiều trong việc rèn kĩ năng sống cho bản thân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần chú ý phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: cần trao đổi về tình hình của học sinh ở bán trú diễn ra như thế nào, học tập ra sao, có tích cực tham gia các hoạt động giáo dục khơng để có hướng khắc phục.
- Đối với Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên: cần sự hỗ trợ trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa…từ các hoạt động đó giúp các em học sinh hình thành những kĩ năng sống cho bản thân một cách tích cực.
- Đối với CMHS: cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Trong năm học ngoài việc tổ chức cuộc họp chung với phụ huynh toàn trường, nhà trường cần tổ chức cuộc họp riêng đối với cha mẹ học sinh có con trọ học ở bán trú. Qua cuộc họp thống nhất cách thức hoạt động và sự phối hợp giáo dục học sinh sao cho đạt được mục đích giáo dục.
- Đối với chính quyền địa phương: nhà trường cần có danh sách cụ thể của từng học sinh báo cáo chính quyền địa phương để phối hợp theo dõi, quản lý. Thường xuyên phối hợp với công an xã kiểm tra việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường.
- Đối với Trạm y tế xã: cần tăng cường sự phối hợp để giúp đỡ nhà trường trong cơng tác vệ sinh phịng dịch, khi có học sinh ốm đau…
- Trong năm học nhà trường cũng phải xây dựng các kế hoạch cho học sinh tham gia các hoạt động của địa phương như dọn rác ở suối gần trường, dọn đường làng, ngõ xóm, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình neo đơn… Thơng qua các hoạt động các em học sinh nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội.
(2) Xây dựng mơi trường văn hó trong giáo dục kĩ năng sống
Các nhà giáo dục cho rằng, để một trường học phát triển bền vững thì nhà trường đó cần có một mơi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trường. Khi có được một nền văn hóa như vậy trong nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt được viễn cảnh, sứ mạng và các mục tiêu đặt ra.
Văn hóa là một động lực vơ hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả biện pháp kinh tế. Đúng vậy một nhà trường có mơi trường văn hóa tốt sẽ xây dựng được mơi trường giảng dạy tốt, học sinh cũng có được mơi trường học tập tốt. Do vậy nhà trường cũng sẽ có những khuyến khích động viên các em học tập, có nhiều hình thức dạy học và giáo dục phong phú và đa dạng, học sinh yêu thương, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau; gia đình, cộng đồng xã hội cũng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.
Mỗi nhà trường đều có những qui định về giá trị văn hóa tích cực của riêng mình phù hợp với bản sắc vùng miền. Có thể liệt kê những biểu hiện văn hóa mạnh của một nhà trường như sau:
Lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của tổ chức với toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh nhà trường.
Lãnh đạo với giáo viên, nhân viên cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần cộng tác, chia sẻ.
Khơng khí làm việc cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Cán bộ giáo viên, nhân viên ln có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao cũng như công việc chung của nhà trường.
Coi trọng những nỗ lực, thành quả của mỗi người.
Có những tiêu chuẩn, chuẩn mực để mọi người trong nhà trường cần hướng tới.
Tôn trọng sự sáng tạo.
Giáo viên luôn cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm.
Coi trọng tinh thần làm việc nhóm, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. Coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ.
Quan tâm và giữ mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng để cộng đồng có thể giúp đỡ nhà trường giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục.
Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt trong việc giáo dục học sinh. Muốn xây dựng được một tập thể sư phạm mẫu mực, một tổ chức đoàn kết biết hợp tác, gắn bó, chia sẻ thì người hiệu trưởng phải biết chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức, biết khuyến khích, động viên mọi thành viên trong tổ chức cùng quyết tâm xây dựng văn hóa nhà trường.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường là chủ thể, là cầu nối giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là CMHS. Hằng năm nhà trường cần tổ chức các hội nghị phụ huynh học sinh có mời lãnh đạo UBND các xã trong vùng tuyển
để phối hợp giáo dục học sinh trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Sau các hội nghị chung nhà trường và ban quản lí bán trú cần tổ chức các hội nghị phụ huynh học sinh có con em trọ học ở bán trú, tại hội nghị này cũng mời lãnh đạo UBND các xã có học sinh trọ học và lãnh đạo xã sở tại tới dự để cùng trao đổi, thống nhất cách giáo dục học sinh.
Từ các hội nghị trên thống nhất cách thông tin, trao đổi hai chiều bằng điện mời, điện thoại giữa gia đình - nhà trường, nhà trường - chính quyền địa phương. Qua sự phối hợp nhà trường cũng có cơ hội tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục, toàn dân cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung.
Kết hợp các tiêu chuẩn trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, các “Qui định về đạo đức nhà giáo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong việc xây dựng văn hóa nhà trường.
Thu thập hình ảnh của các thầy cơ giáo, học sinh có những thành tích đóng góp cho nhà trường để xây dựng thành cuốn lịch sử truyền thống nhà trường.
Vai trò của người hiệu trưởng trong việc tập hợp đồng nghiệp để xây dựng được sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị của tổ chức để cùng nhau thực hiện.
Tùy theo điều kiện từng nhà trường mà hiệu trưởng có kế hoạch huy động sự đóng góp của cộng đồng, CMHS trong việc tăng cường CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Hiệu trưởng cần chú ý huy động nguồn lực trong trường như giáo viên, học sinh nhà trường trong công tác xây dựng, bảo vệ CSVC, cảnh quan môi trường.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục phải được thực hiện hiệu quả, lôi cuốn tất cả mọi người cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường được đề xuất đều có vai trị và vị trí nhất định. Mỗi biện pháp đều có những mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện khác nhau. Tuy nhiên các biện pháp này đều nằm trong một hệ thống có mối
quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Mỗi một biện pháp là một mắt xích khơng thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục học sinh nhằm đạt mục tiêu chung của nhà trường.
Đề xuất biện pháp quan trọng và đứng ở vị trí đầu tiên là biện pháp " Tổ
chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ", Biện pháp này có tính tiền đề,
bởi vì từ trước tới nay việc nhận thức về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nhà cũng như ở trường gần như chưa được chú trọng. Ai cũng nghĩ rằng việc giáo dục học sinh chủ yếu là học văn hóa và rèn luyện đạo đức chứ không mấy ai chú trọng đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. Hơn nữa với trường vùng sâu, vùng xa như trường THCS Yển Khê, học sinh chủ yếu là người dân tộc, trình độ dân trí thấp thì việc tun truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về hoạt động giáo dục kĩ năng sống là rất cần thiết. Bởi chỉ khi hiểu đúng vấn đề thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mới đạt hiệu quả.
Biện pháp “Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo
hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động” Biện pháp này là cơ bản,
rất quan trọng và cần thiết để đề xuất các biện pháp xây dựng kế hoạch, tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch, ý thức tự giác, tự quản của học sinh, xây dựng các điều kiện về vật chất tinh thần hỗ trợ hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Biện pháp này là việc làm cụ thể để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tạo cơ sở thực hiện các biện pháp khác. Việc xây dựng kế hoạch quản lý khoa học phải mang tính khả thi, sát với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện hiệu quả các biện pháp tiếp theo.