1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ
1.5.3. Yếu tố tâm lý của học sinh với hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Học sinh THCS có độ tuổi đi học (11-14 tuổi) là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Ở lứa tuổi này học sinh có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao và có nhiều dự định lớn lao. Tuy nhiên, nhiều đặc điểm trong học tập của học sinh rất khác nhau, nhiều khi thể hiện sự mâu thuẫn trong cả động cơ học tập đến thái độ và các kỹ năng, có một bộ phận các em rất tích cực, có hứng thú và có kĩ năng tốt trong học tập, nhưng có một bộ phận khác lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm và tầm hiểu biết, kĩ năng hạn chế…
Học sinh có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Học sinh có quyền được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục tồn diện, được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu và được giáo dục kỹ năng sống.
Tuy nhiên học sinh giữa các vùng miền khác nhau và học sinh giữa các dân tộc khác nhau cũng có rất nhiều đặc điểm khác nhau.
Học sinh vùng thành phố, đơ thị có nhiều lợi thế trọng học tập các mơn học cơ bản cũng như có được nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu các kĩ năng trong cuộc sống. Học sinh vùng sâu, vùng xa và học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc điểm khác.
Học sinh dân tộc thiểu số rất thật thà, trung thực bởi các em sống trong môi trường tự nhiên, sống một cách mộc mạc, chân thành, giản dị vô tư, trong sáng ít giao tiếp với bên ngồi. Khơng nói dối là đặc tính chung của đồng bào dân tộc thiểu số nên các em học sinh cũng sống thật thà, trung thực. Cho nên việc nhận xét, đánh giá vấn đề của các em cũng vậy nhìn thấy gì nói cái đó, thấy sao nói vậy, khơng thêm, không bớt.
Học sinh dân tộc rất lễ phép, tôn trọng, thủy chung, gắn bó: Đây là nét tính cách nổi bật của các em nhưng biểu hiện lễ phép của các em là ánh mắt, nụ cười chứ không phải là dạ vâng liên tục gặp ai cũng chào. Đặc biệt khi các em yêu mến một người nào đó thì gắn bó thủy chung lâu dài ít thay đổi.
Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em học sinh dân tộc rất coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, u ghét rạch rịi. Tuy nhiên những tình cảm đó rất thầm kín, ít biểu lộ ra ngồi một cách mạnh mẽ.
Học sinh thích lao động, chịu đựng được khó khăn, vất vả biểu hiện trong trường học đó là các em thích lao động vệ sinh hơn là lao động trí óc nên dẫn đến nhiều em rất ngại học tập.
Học sinh dân tộc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phong tục, tập quán lạc hậu nên đã tác động đến thói quen, lối sống tạo nên tính cách riêng của các em học sinh. Cho nên việc uống rượu, hút thuốc, yêu đương và lấy chồng, lấy vợ sớm cũng ảnh hưởng nhiều tới việc học tập của các em.
Đặc biệt các em học sinh thích sống tự do, khơng thích bị ràng buộc bởi các qui định của tập thể bởi từ khi sinh ra các em đã có cuộc sống tự do, phóng khống và nó đã ăn sâu trở thành một nét tâm lí trong các em.
Phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặc cảm, hay tự ái. Tính cách này thể hiện nhiều trong các sinh hoạt tập thể vui chơi, giải trí.
Do chịu ảnh hưởng từ nhỏ bởi điều kiện kinh tế khó khăn nhưng học sinh dân tộc thiểu số có tính cách riêng, có những thói quen chưa tốt, tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp…ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học khi các em học ở trường phổ thông.
1.5.4. Yếu tố ảnh hưởng từ giáo dục gia đình của học sinh
Giáo dục của gia đình có vai trị rất quan trọng vì gia đình là trường học đầu đời của mỗi đứa trẻ, gia đinh lại là tế bào cơ bản của xã hội, do đó, mọi tác động từ phía gia đình sẽ giúp cho nền tảng ban đầu của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, đa số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đầy đủ tới việc học tập của con em mình cũng như việc giáo dục con cái. Con em mình học lớp nào? Ai là giáo viên chủ nhiệm? Chơi với ai bạn tốt hay xấu? Có chú ý tới việc học khơng…thì họ cũng khơng hay biết.
Một số gia đình học sinh lại q nng chiều con cái khơng muốn con làm một việc gì chỉ muốn con học tập cho tốt nên các em không phải làm một việc gì, ngay cả việc dọn dẹp nhà cửa, gấp chăn màn, nấu cơm rửa bát …
Việc không quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bởi ngay cả bản thân gia đình học sinh cũng khơng hiểu cần giúp cho con em mình có những kĩ năng gì để giúp các em rèn luyện. Nếu gia đình khơng quan tâm tạo điều kiện cho các em rèn luyện được các kĩ năng cơ bản thì việc giáo dục kĩ năng sống ở trường sẽ không đạt được hiệu quả.
1.5.5. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Quản lí và giáo dục học sinh khơng thể một mình nhà trường làm được mà cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Nhà trường phải là chủ thể giáo dục chính trong việc xác định nội dung và lựa chọn phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường chủ động phối hợp trong cơng tác quản lí giáo dục học sinh với gia đình và xã hội nhằm thống nhất nội dung, cách thức giáo dục học sinh để tạo được môi trường đồng thuận và hướng theo một mục tiêu nhất định.
Nhà trường tìm cách huy động mọi nguồn lực của xã hội vào công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, xây dựng môi trường học tập lành mạnh; tạo điều kiện để các em có thể được học tập, vui chơi, tham gia văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
1.5.6. Yếu tố ảnh hưởng của sự bùng nổ công nghệ thông tin
Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thơng tin học sinh có thể tiếp cận được rất nhiều luồng thông tin khác nhau trên báo, đài, mạng internet… trong các thơng tin các em được tiếp nhận có thơng tin tích cực, có thơng tin tiêu cực. Do vậy các em phải có các kĩ năng lựa chọn những thơng tin trên những kênh chính thống và những thơng tin có ích giúp cho bản thân mình tự hồn thiện.
Kết luận chƣơng 1
Sau khi nghiên cứu, phân tích các tài liệu lí luận, văn bản của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về vấn đề quản lí giáo dục, quản lý nhà trường cũng như quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS có thể khái quát thành những vấn đề cơ bản sau đây:
Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là q trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia q trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Các khái niệm cơ bản bao gồm quản lí, chức năng quản lý; quản lí giáo dục, quản lí nhà trường; đặc điểm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS. Từ đó xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường THCS bao gồm: Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS như nhận thức và năng lực của người quản lí, ĐNGV, đặc điểm tâm lý của học sinh, giáo dục từ phía gia đình; mơi trường xã hội, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội và yếu tố công nghệ thông tin.
Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YỂN KHÊ,
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm trƣờng trung học cơ sở Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Giới thiệu khái quát về nhà trường
Trường THCS Yển Khê nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm huyện khoảng 15 km, địa hình núi cao chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác, phân tán, 30% số dân là dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Dao… Đời sống kinh tế khó khăn chủ yếu dựa vào kinh tế nông – lâm nghiệp. Trường THCS Yển Khê được thành lập theo Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 10/8/1960 đáp ứng nhu cầu học tập chủ yếu của ba xã Phương Lĩnh, Yển Khê, Hanh Cù. Khi mới thành lập, trường có tên là trường Bà Triệu, đến năm 1995 sau nhiều lần di chuyển thay đổi địa điểm, trường đổi tên là trường THCS Yển Khê. Được sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, lúc đầu chỉ có 4 lớp học sinh cho đến nay nhà trường có 15 lớp với 430 học sinh. Chất lượng giáo dục của trường luôn thay đổi đi lên, tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp THCS, học sinh thi đỗ vào THPT ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Ngoài nhiệm vụ giáo dục học sinh trong nhà trường về học tập, nền nếp trong các hoạt động chính khóa, ngồi giờ lên lớp trên trường học như các trường THCS khác thì nhà trường cịn có một nhiệm vụ là duy trì mơ hình bán trú với số học sinh chiếm gần 20% số học sinh của trường. Với mơ hình bán trú này nhà trường đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn cho các em học sinh nơi đây. Giúp các em ở xa có nơi ở tốt có thể n tâm tới trường. Có mơ hình bán trú này tỉ lệ chuyên cần của nhà trường đạt 95%. Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm xuống còn 1%. Tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 đạt 80%...
Trường THCS Yển Khê hằng năm được phân vùng tuyển sinh thuộc ba xã với khoảng hơn 400 học sinh chia làm 15 lớp. Theo kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 thì số lượng học sinh của nhà trường sẽ ổn định trong vòng 4 năm tới. Đa số học sinh thuộc vùng tuyển của nhà trường đều ngoan ngỗn, có sự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó vẫn có những học sinh chưa ngoan, cịn sa đà vào các trò chơi bạo lực, vi phạm đạo đức, đua địi, ăn chơi và có lối sống khơng lành mạnh, có học sinh cịn có biểu hiện vi phạm pháp luật…
Chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều thay đổi tích cực: Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm Khá, Tốt và học lực xếp loại Khá, Giỏi ngày càng tăng lên, học sinh có học lực Trung bình và hạnh kiểm Trung bình cũng giảm theo các năm chỉ cịn số lượng rất ít. Cụ thể xét về học lực của các em học sinh của trường ba năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại về học lực của HS trƣờng THCS Yển Khê
Năm học Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)
2013-2014 0,6 29,2 58,8 11,4
2014-2015 0,5 34,3 57,9 7,3
2015-2016 1,0 40,6 54,3 4,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ 2013 đến 2016)
Về kết quả rèn luyện hạnh kiểm:
Hàng năm nhà trường tổ chức họp xét hạnh kiểm học sinh đúng hướng dẫn theo thông tư 58 của Bộ GD&ĐT, kết quả thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS trƣờng THCS Yển Khê
Năm học Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)
2013-2014 63,7 25,5 8 2,8
2014-2015 65 16,1 15,7 3,2
2015-2016 68,1 21,4 8,1 2,4
Về đánh giá một cách toàn diện, ngồi việc dạy văn hóa, nhà trường còn quan tâm đến việc dạy học sinh làm người. Số học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội khơng cịn, khơng có học sinh vơ lễ với các thầy cô giáo, khơng cịn học sinh vi phạm pháp luật…
Vê đặc điểm đội ngũ CBQL và GV nhà trường: Cán bộ quản lí nhà trường có ba đồng chí tuổi đời bình qn 43. Số năm làm quản lí 5 - 10 năm. Với cơng việc các đồng chí rất hăng hái, nhiệt tình, mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trình độ đào tạo chuẩn, trên chuẩn đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo hiện nay.
Về đội ngũ giáo viên, tuổi đời rất trẻ bình quân là 34,5 tuổi; trình độ đào tạo trên chuẩn là 10,53 %; đạt chuẩn là 89,47% cho nên với đội ngũ như vậy thì việc tiếp cận những nội dung giáo dục mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt trong công tác tự học, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường ln chủ động tích cực trong cơng tác nghiên cứu khoa học, đưa ra những cách làm hay và hiệu quả trong công tác quản lý và giáo dục học sinh.
Bảng 2.3. Đặc điểm về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và GV trƣờng THCS Yển Khê
Đối tƣợng Tổng
Trình độ đào tạo
Đảng viên Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn
SL % SL % SL % SL %
CBQL 3 3 100 1 33,3 2 66,7 0 0
Giáo viên 38 19 50 4 10,53 34 89,47 0 0
Tổng số 41 22 53,66 5 12,2 36 87,8 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016)
- Về cơ sở vật chất nhà trường:
Ngoài khu vực học tập thì nhà trường có khu bán trú dành cho GV và khu bán trú dành cho học sinh nằm ngay trong khu vực trường. Khu bán trú
GV gồm 8 phòng nhà xây cấp 4 có đầy đủ điện, nước, bếp nấu ăn và cơng trình vệ sinh khép kín đáp ứng chỗ ở cho 40 cán bộ GV. Đối với học sinh, khu bán trú học sinh có 10 phòng ở được Sở GD&ĐT đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của hơn 200 học sinh. Các phòng ở của học sinh có đầy đủ quạt, giường tầng, tủ đựng đồ dùng; có hệ thống nhà bếp; cơng trình nước sạch, cơng trình vệ sinh phục vụ nhu cầu ăn ở, học tập của học sinh trong các ngày từ thứ hai đến thứ bảy. Trong khu bán trú có căng tin, có nhà bếp phục vụ học sinh đầy đủ và đảm bảo. Ngồi ra cịn có phịng trực của các thầy cơ trong ban quản sinh; có 01 phịng bảo vệ trực 24/24 giờ.
Tuy nhiên về cơ sở vật chất nhà trường chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các em học sinh nên việc quản lý, giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn.
2.1.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường
Một trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh mà nhà trường quan tâm trong những năm học gần đây là hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt từ năm 2008 với phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì nội dung này lại được quan tâm và đã được nhà trường xác định là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục tồn diện góp phần hình thành nhân cách học sinh. Nắm vững được đặc điểm vùng miền, đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc thiểu số, đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh nhà trường đã giúp các em học sinh biết phân tích, đánh giá, biết giao tiếp, ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ hợp tác lẫn nhau. Biết lắng nghe và chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Khi các