Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 65)

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng

Bảng 2.11. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS Yển Khê

TT Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện QT BT K.QT TB ( X ) Tốt TB Chư tốt TB ( X ) 1

Xây dựng các tấm gương điển hình từ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tới hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh…

21 16 1 2,53 22 15 1 2,55

2

Xây dựng văn hóa nhà trường, tập thể sư phạm mẫu mực trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày làm cơ sở cho mọi hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

20 15 3 2,45 19 17 2 2,45

3

Thành lập tổ học sinh tự quản bán trú để đôn đốc việc tự học, tự lao động và việc thực hiện nội qui bán trú

17 19 2 2,39 17 16 5 2,32

4 Chỉ đạo ban quản lí bán trú hướng dẫn

các em tự tổ chức các hoạt động giáo dục 10 23 5 2,13 9 26 3 2,16

5

Phát động các phong trào thi đua theo đợt giữa các phòng về tất cả các hoạt

động học tập, ăn ở, sinh hoạt. 14 21 3 2,29 11 25 2 2,24

Qua bảng 2.11 ta thấy thực trạng công tác chỉ đạo việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú đã được nhà trường quan tâm nhưng chưa nhiều với mức độ nhận thức có điểm trung bình chung là 2,36 và mức độ thực hiện 2,34 điểm trung bình chung. Nội dung được đánh giá cao nhất cao ở mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là “Làm gương trong mọi hoạt động từ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tới hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh…” với giá trị trung bình của từng mức độ là 2,53; 2,55 xếp thứ bậc 1. xếp thứ bậc 2 là việc

“Xây dựng văn hó nhà trường, tập thể sư phạm mẫu mực trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày làm cơ sở cho mọi hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” với giá trị trung bình của mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là 2,45. Còn 3 nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng khác được đánh giá ở mức trung bình (từ 2,0 đến 2,3) Nội dung “Chỉ đạo ban quản lí

bán trú hướng dẫn các em tự tổ chức các hoạt động giáo dục” được đánh giá

thấp nhất ở cả hai mức độ (mức độ nhận thức có giá trị trung bình 2,13, Mức độ thực hiện có giá trị trung bình 2,16).

Với kết quả khảo sát ta thấy lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. Tuy nhiên công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động vẫn chưa thực sự có hiệu quả, cần phải được khắc phục.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS Yển Khê

Qua khảo sát thực tế 38 CBGV, nhân viên nhà trường thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS Yển Khê

TT Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện QT BT K.QT TB ( X ) Tốt TB Chư tốt TB ( X )

1 Kiểm tra tiến độ thực hiện các công

việc cụ thể trong từng kế hoạch 17 18 3 2,37 16 19 3 2,34

2

Kiếm tra việc phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

17 15 5 2,26 11 25 2 2,24

3

Kiểm tra việc sử dụng nguồn lực phục vụ trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

17 16 5 2,32 14 21 3 2,29

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

14 21 3 2,29 13 22 3 2,26

5

Thường xuyên rút kinh nghiệm và điều chỉnh sau khi kết thúc một giai đoạn

12 22 4 2,21 9 27 2 2,18

Giá trị trung bình chung (X ) 2,29 2,26

Qua số liệu nghiên cứu ta thấy công tác kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường còn nhiều hạn chế. Cả 5 nội dung kiểm tra đánh giá kết quả việc quản lí hoạt động kĩ năng sống của hiệu trưởng đều được đánh giá ở cả hai mức độ là trung bình. Khơng có nội dung nào được đánh giá tốt. Với điểm chung bình chung (X) của mức độ nhận thức 2,29 và mức độ thực hiện là 2,26.

Căn cứ vào điểm trung bình của từng nội dung ta thấy nội dung "Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS" có (X ) ở cả hai mức độ đều rất thấp 2,26 và 2,24 cho thấy công tác phối hợp của lãnh đạo nhà trường với các tổ chức xã hội ngoài nhà

trường đặc biệt là công tác phối hợp với chính quyền địa phương nơi cư trú được đánh giá rất thấp trong công tác giáo dục KNS cho học sinh. Điều này cho thấy việc giáo dục kĩ năng sống chỉ là công việc của nhà trường và các tổ chức trong trường cịn tổ chức ngồi nhà trường khơng có trách nhiệm gì thì cơng tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không thể đạt hiệu quả cao được.

Qua kiểm tra đánh giá cho thấy còn nhiều hạn chế trong cả hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả do nguyên nhân còn thiếu tài liệu hướng dẫn về về giáo dục kĩ năng sống, GV chưa được đào tạo cơ bản …

2.5. Thực trạng những điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trƣờng THCS Yển Khê kĩ năng sống ở trƣờng THCS Yển Khê

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống TT Nội dung Các mức độ thực hiện TB (X ) Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1

Các văn bản hướng dẫn về hoạt động giáo dục kĩ năng sống; sách giáo dục kĩ năng sống; tài liệu bồi dưỡng về hoạt động giáo dục kĩ năng sống

17 56.67 13 34.21 8 21.05 2.24

2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống 14 46.67 17 44.74 7 18.42 2.18

3

Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

18 60 16 42.11 4 10.53 2.37

4 Xây dựng thời gian biểu (thời gian học,

thời gian chơi) cho học sinh 15 50 15 39.47 8 21.05 2.18

5

Kiến thức, kĩ năng của các thầy cô trong khâu tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Qua khảo sát thực tế 38 cán bộ giáo viên nhà trường về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ta thấy tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình của các nội dung cịn rất thấp trong đó có nội dung “Cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống” đạt điểm trung

bình 2,18; tỉ lệ % của Tốt là 46,67; Trung bình 44,74%; Khơng tốt 18,42%. Nội dung “Các văn bản hướng dẫn về hoạt động giáo dục kĩ năng sống; sách giáo dục kĩ năng sống; tài liệu bồi dưỡng về hoạt động giáo dục kĩ năng sống” có điểm trung bình 2,24; trong đó Tốt: 56,67%; Trung bình:

34,21%; Khơng tốt 21,05%. Điều này cho thấy việc quản lí trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác dạy học cịn chưa tốt. Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa, mua bổ sung mới hằng năm những thiết bị cơ bản phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng như hoạt động dạy học của nhà trường được tốt hơn.

Định kì nhà trường phải kiểm tra và đánh giá việc khai thác hiệu quả trang thiết bị dạy học; có kế hoạch sử dụng, bảo quản CSVC và TBDH là một nội dung quản lí cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm trong thời gian tới. Ngoài ra phải huy động được nguồn tài chính của cơng tác xã hội hóa, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm… cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường.

2.6. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.14. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trƣờng

TT Nội dung Các mức độ ảnh hƣởng TB (X ) Rất nhiều Nhiều Ít SL % SL % SL %

1 Ảnh hưởng từ thầy cô, bạn bè 18 60 18 47.37 2 5.26 2.42 2 Ảnh hưởng của việc giáo dục của

gia đình 17 56.67 18 47.37 3 7.89 2.37 3 Việc phối hợp các biện pháp giáo

dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội 21 70 15 39.47 2 5.26 2.50 4 Ảnh hưởng từ nội dung các môn học 17 56.67 17 44.74 4 10.53 2.34 5 Ảnh hưởng từ các hoạt động tập

thể của trường 19 63.33 16 42.11 3 7.89 2.42

6 Ảnh hưởng từ phim ảnh, báo đài, ti

vi, mạng 16 53.33 17 44.74 5 13.16 2.29

7 Ảnh hưởng của môi trường sinh

hoạt trong khu bán trú 15 50 17 44.74 6 15.79 2.24 8 Sự thay đổi tâm lí lứa tuổi học sinh 16 53.33 15 39.47 7 18.42 2.24

9

Sự tích cực, chủ động của học sinh trong việc rèn kĩ năng sống cho bản than

22 73.33 14 36.84 2 5.26 2.53

10

Sự quan tâm của gia đình các em, sự sát sao của GVCN, Đoàn, Đội, Ban quản lí bán trú

24 80 12 31.58 2 5.26 2.58

Kết quả khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh bán trú của Nhà trường được thể hiện qua bảng 2.14 cụ thể: Nội dung “Ảnh hưởng của môi trường sinh

hoạt trong khu bán trú”; “Sự thay đổi tâm lí lứa tuổi học sinh” (X ) là 2,24. Điều này cho thấy thầy cô giáo tin rằng sự thay đổi môi trường sinh hoạt và sự thay đổi tâm lí lứa tuổi khơng là trở ngại lớn cho việc phát triển nhân cách và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nếu có những biện pháp giáo dục của nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh; môi trường sống và học tập lành mạnh giúp học sinh được học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân.

Những nội dung có điểm trung bình cao như nội dung “Ảnh hưởng từ

thầy cô, bạn bè” và “Ảnh hưởng từ các hoạt động tập thể củ trường và từ các buổi sinh hoạt bán trú” đều có X là 2.42; “Việc phối hợp các biện pháp

giáo dục giữ gi đình, nhà trường, xã hội” X là 2,50; “Sự quan tâm của gia

đình các em, sự sát sao củ VCN, Đồn th nh niên, n quản lí bán trú” X

là 2,58; “Sự tích cực, chủ động của học sinh trong việc rèn kĩ năng sống cho

bản thân” X là 2,53; “Việc phối hợp các biện pháp giáo dục giữ gi đình,

nhà trường, xã hội” X là 2,52. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của thầy cơ, ban quản lí nhà trường trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt là sự chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn kĩ năng sống cho bản thân cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung.

2.7. Đánh giá chung về Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

2.7.1. Những điểm mạnh

CBQL, GV, nhân viên nhà trường đã có những nhận thức đúng đắn và ý thức được sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường đã bắt đầu đưa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

Cán bộ GV, nhân viên nhà trường có tinh thần đồn kết, có trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Học sinh nhà trường có ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp, có tinh thần học hỏi, thích tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, muốn khẳng định bản thân trong các hoạt động.

Môi trường học tập, rèn luyện tại nhà trường đã giúp học sinh rất nhiều trong việc hình thành kĩ năng sống cho các em như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề… Giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống cũng như khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Về cấp ủy, chính quyền các cấp: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã nhận được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương.

2.7.2. Những điểm yếu

Trường THCS Yển Khê đóng trên địa bàn một huyện vùng cao, xã đặc biệt khó khăn với trên 20% là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, …Với trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn, đường xá trắc trở, hủ tục lạc hậu cho nên việc nhận thức về các hoạt động giáo dục cịn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học nhiều.

Lãnh đạo nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chưa xác định được nội dung chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường cũng như học sinh bán trú.

Cán bộ GV chỉ chú trọng đến hoạt động học tập của học sinh mà chưa chú trọng đến công tác rèn cho học sinh những kĩ năng sống như biết sắp xếp công việc vào các thời gian cụ thể, biết giao tiếp, biết cảm thông và chia sẻ, biết hợp tác giúp đỡ người khác…

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa được cán bộ quản lí và GV áp dụng thường xun, các hình thức giáo dục cịn đơn điệu, không phong phú chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.

Cha mẹ học sinh chưa nhận thức sâu sắc và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em còn hạn chế.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các đồn thể xã hội về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn yếu.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều thiếu thốn, chưa được đáp ứng được yêu cầu. Khu vui chơi giải trí của các em chưa được quan tâm đầu tư.

2.7.3. Nguyên nhân

Cán bộ quản lí của nhà trường cịn có những hạn chế nhất định về cơng tác quản lí, chưa đánh giá đúng vai trị và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chưa có các hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh.

Một bộ phận giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học sinh chưa quan tâm đến việc dạy cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết cho nên nhiều học sinh tốt nghiệp THCS ra trường dù đi học tiếp, đi làm cơng nhân hay ở nhà lao động vẫn cịn rất bỡ ngỡ, không tự tin trong cuộc sống.

Thiếu thốn về cơ sở vật chất là một nguyên nhân chính ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả thấp.

Các học liệu phục vụ cho công tác giáo dục kĩ năng sống của học sinh cịn rất ít nếu có thì nội dung chưa đáp ứng được u cầu của giáo viên và học sinh.

Các tổ chức nhà trường khi tổ chức các hoạt động nhiều khi mang tính hình thức, làm cho có việc, làm để báo cáo chứ khơng tính đến hiệu quả của hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)