Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98)

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của đội ngũ quản lý và những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục và các lực lượng giáo dục bằng hình thức trưng cầu: có mẫu phiếu in sẵn có các biện pháp như sau:

(1). Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(2). Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động

(3). Thu hút các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(4). Tăng cường chỉ đạo giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống

(5). Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Đối tượng trưng cầu: Ban giám hiệu, Ban chỉ huy Đội thiếu niên, Ban

chấp hành Đoàn trường, Giáo viên nhà trường, Ban đại diện CMHS của trường, CMHS, ban quản lý học sinh cụ thể như sau:

- Ban giám hiệu: 03 đồng chí

- Giáo viên nhà trường: 31 đồng chí

- Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường: 15 người - Ban chỉ huy Đội: 15 em

Tổng số: 64 người

Quy định mức đánh giá ở ba mức độ và thang điểm cho từng mức độ - Rất cần thiết/ Rất khả thi: 3 điểm

- Không cần thiết/ Không khả thi: 1 điểm - Thời gian tiến hành vào tháng 11 năm 2016

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS

Kết quả khảo nghiệm về 5 biện pháp đề xuất thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT

Tên các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho

học sinh Tính cần thiết Tính khả thi RCT CT KCT (X ) RKT KT KKT (X ) 3 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các GV, cha mẹ HS về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS

45 17 2 2,67 46 16 2 2,69

2

Hoàn thiện kế hoạch hoạt động GD KNS theo hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động

49 13 2 2,73 50 12 2 2,75

3

Thu hút các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

53 8 3 2,78 54 9 1 2,83

4

Tăng cường chỉ đạo giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của HS trong hoạt động GD KNS

47 14 3 2,69 48 14 2 2,72

5

Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho HS

2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS Yển Khê là rất cần thiết và cần thiết trong quá trình giáo dục và phát triển tồn diện học sinh. Với thang điểm thấp nhất là 1; cao nhất là 3 và (5/5)100% biện pháp đề xuất có Xtừ 2,67 đến 2,83 cho thấy các biện pháp được đánh giá tương đối đồng đều. Trong đó có mức độ cần thiết và mức độ khả thi đạt cao nhất ở biện pháp 3 " Thu hút các

lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh" có X là 2,78 và 2,83, biện pháp 2 “Hoàn thiện kế hoạch hoạt động theo hướng đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động" đứng ở vị trí thứ 2 có X là 2,73 và 2,75. Được đánh giá thấp nhất là biện pháp thứ 5 "Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà

trường với giáo dục củ gi đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh" với X = 2,67 và 2,69 cho thấy rõ sự bất cập và những khó khăn của các trường đóng ở những vùng có học sinh dân tộc với nguồn lực của địa phương có hạn nên kinh phí đầu tư cho các trường THCS không đáng là bao.

của từng biện pháp là rất cụ thể, các thang giá trị được đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi khá tương quan và bền vững. Kết quả trên cho thấy mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt được, giả thuyết nghiên cứu của đề tài đã được chứng minh do đó có khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý tại các nhà trường.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS của trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ở chương 2; đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh ở trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Các biện pháp tập trung vào các vấn đề như sau:

(1). Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(2). Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động

(3). Thu hút các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(4). Tăng cường chỉ đạo giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống

(5). Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Các biện pháp đều có tầm quan trọng và có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất trong quá trình quản lý. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đã được các CBQL, GV của nhà trường, các lực lượng xã hội đều khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi cao của các biện pháp đã được đề xuất. Nếu các biện pháp trên được hiệu trưởng triển khai đầy đủ và vận dụng linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường thì chắc chắn rằng cơng tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS nói chung và học sinh trường THCS Yển Khê nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao và qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường đáp ứng nhu cầu theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS là q trình tác động có định hướng của các chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS gồm: - Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS; - Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS; - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS; - Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống học sinh THCS; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS như nhà quản lí, đội ngũ giáo viên, gia đình học sinh, mơi trường xã hội, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự bùng nổ công nghệ thông tin.

Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng như hoạt động quản lí hoạt động này tại trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Các đối tượng được khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh đã có những nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng.

Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã nhận được sự quan tâm của chi bộ, ban giám hiệu, các đoàn thể và cán bộ giáo viên nhà trường.

Tuy nhiên công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cịn có những hạn chế nhất định: Một bộ phận cán bộ giáo viên, chính quyền, đồn thể, cha mẹ học sinh... chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; việc tự rèn luyện và hình thành kĩ năng cho bản thân chưa tốt, nhiều học sinh khơng tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp do lớp, trường tổ chức.

Học sinh nhà trường có một tỷ lệ khơng nhỏ là dân tộc thiểu số cịn lạc hậu về nhiều mặt. Cho nên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có những hạn chế nhất định.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn hoạt động quản lý giáo dục kĩ năng sống của học sinh THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể:

(1). Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(2). Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động

(3). Thu hút các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

(4). Tăng cường chỉ đạo giáo dục ý thức tự giác, tự quản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống

(5). Phối hợp hoạt động giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Hoạt động giáo dục nhà trường cũng như hoạt động giáo dục kĩ năng sống bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhưng nếu có biện pháp quản lý thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế thì chắc chắn những hạn chế, tồn tại sẽ được khắc phục và phát huy được những yếu tố tích cực của chúng. Đề tài đã nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng với đối tượng là học sinh THCS. Hi vọng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ sẽ góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nói chung và quản lí giáo dục kỹ năng sống nói riêng của các nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cung cấp những tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tài liệu bồi dưỡng phục vụ cho công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

2.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ và Sở D &ĐT Phú Thọ

UBND tỉnh cần có chủ trương hỗ trợ kinh phí, ưu tiên chăm lo về CSVC, trang thiết bị cho các trường THCS có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Sở GD cần phối hợp Phịng GD&ĐT, Tỉnh đồn và các tổ chức đoàn thể khác để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho CBQL, Cán bộ Đội, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

2.3. Đối với nhà trường

Hàng năm phải có kế hoạch giao lưu với các trường THCS để học hỏi kinh nghiệm về cơng tác quản lí nhà trường, quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.4. Đối với cha mẹ học sinh

Phối hợp tốt với nhà trường, GVCN, Ban quản lí học sinh trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống học sinh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho con em về vật chất, tinh thần cũng như môi trường rèn kĩ năng sống cho con em mình trong gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khó XI (số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáo tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hó trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà trường, qu n điểm và chiến lược phát triển. Tổng thuật và biên soạn, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo và cộng sự (2015), Minh Triết Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Luật Giáo dục sử đổi năm 2009, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư b n hành điều lệ Trường THCS, Trường THPT và Trường phổ thơng có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- DĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư b n hành điều lệ Trường THCS, Trường THPT và Trường phổ thơng có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- DĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào Tạo – Bộ Tài Chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT- DĐT-BTC- KHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2011, Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và phổ thông dân tộc bán trú, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính (2013), Thơng tư liên tịch số 27/2013/TTLT- DĐT-BTC, ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thơng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 04/2014/TT- DĐT ngày 28/02/2014 của Bộ DĐT về việc b n hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, Hà Nội.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2- Tài liệu bồi dưỡng về kĩ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những qu n điểm giáo dục hiện đại, Khoa sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (2001), Một số vấn đề về GD và KHGD. Nxb Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98)