Thực trạng về phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 61)

sinh THCS

Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS có những nét tương đồng với các hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THCS khác. Tuy nhiên cũng có những nét đặc thù của địa phương.

Đề tài tiến hành điều tra 38 cán bộ giáo viên về các phương pháp giáo dục hiện nay trong nhà trường. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS được khảo sát ở mức độ thực hiện Rất thường xuyên (3 điểm), Thường xuyên (2 điểm), Không thường xuyên (1 điểm).

Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS có những nét tương đồng với các hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THCSkhác. Tuy nhiên nó cũng những nét đặc thù của địa phương.

Để khảo sát mức độ phù hợp của các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đề tài tiến hành điều tra 38 cán bộ giáo viên về các phương pháp giáo dục hiện nay trong nhà trường, kết quả thu được ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá phƣơng pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS Phƣơng pháp giáo dục Rất phù hợp phù hợp Không phù hợp ĐIỂM TB SL % SL % SL % Phương pháp làm gương 1 2,63 15 39,47 22 57,89 1,45 Phương pháp nêu gương 2 5,26 17 44,74 19 50,00 1,55 Phương phải trải nghiệm 1 2,63 14 36,84 23 60,53 1,42 Phương pháp đóng vai 2 5,26 15 39,47 21 55,26 1,50 Phương pháp hoạt động nhóm 2 5,26 18 47,37 18 47,37 1,58 Phương pháp giải quyết vấn đề 1 2,63 14 36,84 23 60,53 1,42 Phương pháp trò chơi 1 2,63 13 34,21 24 63,16 1,39 Phương pháp thuyết trình 4 10,53 25 65,79 9 23,68 1,87 Phương pháp nghiên cứu tình huống 2 5,26 18 47,37 18 47,37 1,58 Phương pháp động não 1 2,63 19 50,00 18 47,37 1,55 Phương pháp tưởng tượng 1 2,63 16 42,11 21 55,26 1,47 Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa 2 5,26 18 47,37 18 47,37 1,58 Qua kết quả được thể hiện trong bảng số liệu 2.8 cho thấy, các phương pháp để giáo dục cho học sinh trong nhà trường cũng như học sinh THCS đều chưa được vận dụng nhiều, chưa phù hợp cụ thể như sau:

Các phương pháp làm gương. Phương pháp trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi, phương pháp tưởng tượng, điểm trung bình ít được đánh giá cao, cho thấy phương pháp thực hiện ít phù hợp.

Phương pháp làm gương có kết quả điểm trung bình 1,45. Mức độ sử dụng rất phù hợp chỉ đạt 2,63%; phù hợp 39,47%; Không phù hợp 57,89%. Điều này cho thấy phương pháp này chưa được sử dụng có hiệu quả trong nhà trường.

Phương pháp trải nghiệm có điểm trung bình là 1,42, như vậy phương pháp này cũng chưa sử dụng triệt để trong nhà trường. Thơng qua thống kê có 2,63% GV sử dụng phương pháp này rất phù hợp; 36,84% phù hợp; 60,53% không phù hợp cho thấy các hoạt động mang tính trải nghiệm, thực hành kỹ năng sống trong nhà trường cịn rất yếu.

Phương pháp hoạt động nhóm có tỉ lệ trung bình 1,58 điều đó có ý nghĩa rằng GV là người cùng tham gia trao đổi hay cùng làm một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ. Thảo luận hay cùng làm một việc gì đó theo nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến thái độ, giá trị hay kĩ năng cần thực hành.

Khẳng định về vai trò của các phương pháp, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định phương pháp trải nghiệm, phương pháp hoạt động nhóm là một phương pháp vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động thực tiễn, sau đó có sự phân tích ý nghĩa của các hoạt động này, đặc biệt cảm xúc của các cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động giữ vai trị vơ cùng quan trọng, để học sinh có mong muốn biến các kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống của họ. Nhưng thực tế các thầy cô chưa áp dụng đồng đều vào các phương pháp này trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS có chất lượng thì trước hết các thầy cơ cũng như tồn thể cán bộ GV trong trường phải nỗ lực hết sức mình, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về đạo đức, lối sống, sự tự học, vươn lên trong công tác và cuộc sống.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)