3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
3.2.3. Thu hút các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực
khác cho thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Yếu tố quyết định thành công cho mỗi hoạt động chính là việc huy động và bảo đảm các nguồn lực để thực hiện đầy đủ các hoạt động của kế hoạch đã đề ra. Nguồn lực ở đây bao gồm những người làm công tác giáo dục kĩ năng sống và các nguồn lực khác về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động.
Nhân lực làm công tác giáo dục kĩ năng sống chính là các GVBM, GVCN lớp, Ban quản lý bán trú, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên…. Do vậy, trong trường, cần lựa chọn những giáo viên có năng lực để bồi dưỡng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng về những kĩ năng tổ chức hoạt động cho học sinh toàn trường. Thực tế hiện nay năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của GV còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. Do đó hiệu trưởng cần có những biện pháp bồi dưỡng cho GV để GV có thể có được những năng lực cần thiết để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách bài bản, khoa học, hiệu quả.
Các nguồn lực khác cần được huy động từ công tác xã hội hóa giáo dục để tạo ra mơi trường hoạt động giáo dục lành mạnh đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như kinh phí cần thiết.v.v.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
(1) Bố trí và tổ chức bồi dưỡng giáo viên về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, hình thức kiểm tr đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Để thực hiện tốt kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì hiệu trưởng cần chú ý tới vai trò của đội ngũ giáo viên bởi bấy lâu nay công tác giáo dục của các nhà trường thường chỉ quan tâm tới việc dạy kiến thức cho học sinh chứ không quan tâm dạy cho các em cách sống như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Ngay từ đầu năm học trên cơ sở kế hoạch giáo dục kỹ năng sống nhà trường đã xây dựng thì hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch chi tiết theo thế mạnh của từng môn học mà phân công các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho từng thành viên là GV, GVCN, cán bộ Đồn, Đội sao cho phù hợp. Ví dụ như là GV mơn Sinh, Thể dục thì phụ trách về sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS…; GV môn Văn phụ trách tổ chức thi phòng kiểu mẫu, thi Văn nghệ …; GV giáo dục cơng dân phụ trách về các ứng xử văn hóa, luật giao thơng, luật hơn nhân, gia đình…; GV Thể dục tổ chức các hoạt động TDTT cho học sinh bán trú: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lơng, đá cầu…; GV mơn Tốn tổ chức các cuộc thi về kiến thức tự nhiên bằng hình thức trả lời các câu hỏi nhanh tại các buổi sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai hàng tuần…
Hiệu trưởng cần tập trung bồi dưỡng năng lực quản lí giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ GV, Ban quản lý học sinh bán trú với những nội dung như sau:
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, thiết kế nội dung chương trình sao cho đạt mục tiêu đề ra.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cách thu hút nhân lực, vật lực tham gia chương trình.
- Biết cách hướng dẫn, theo dõi, giám sát hoạt động, nếu hoạt động nào chưa đảm bảo về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục theo mục tiêu kế hoạch đề ra thì người tổ chức có thể điều chỉnh hoặc động viên, khuyến khích kịp thời để hoạt động có thể diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Các kĩ năng huy động sự tham gia của CMHS, cộng đồng.
- Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt bán trú, xử lí học sinh vi phạm nội quy, tư vấn cho học sinh những vướng mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Các nội dung trên được thực hiện như sau:
- Cho GV nghiên cứu về bối cảnh xã hội, bối cảnh nhà trường, đặc điểm học sinh, các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Cung cấp tài liệu học tập, các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học. - Cử GV tham gia tập huấn do Bộ giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. - GV được tham gia tập huấn về tập huấn lại cho GV toàn trường. - Đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá sau khi tổ chức các hoạt động. Ngoài ra hiệu trưởng cần chú ý lựa chọn những GV có năng lực tổ chức, có năng khiếu giao tiếp, có trách nhiệm, lịng nhiệt huyết để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng sống rất phong phú và đa dạng, ở nhà trường không thể dạy hết được các kĩ năng sống cho các em cho nên nhà trường tổ chức cho chính các giáo viên lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để giáo dục cho các em.
(2) Về huy động cơ sở vật chất
Trước hết hiệu trưởng phải khảo sát lại tồn bộ CSVC có trong trường, lên kế hoạch sử dụng hợp lí, đồng thời lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị hư hỏng. Chỉ đạo quản lí và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị GD, một đồ dùng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường nói chung.
Huy động nguồn kinh phí ủng hộ tài trợ từ CMHS, từ cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tăng cường CSVC cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Chỉ đạo Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên trong việc lao động tu sửa khuôn viên nhà trường, hàng ngày tổ chức cho học sinh vệ sinh theo khu vực, phân cơng chăm sóc cơng trình thanh niên, đảm bảo khuôn viên nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Các hoạt động trên vừa giúp nhà trường tăng cường CSVC, vừa giáo dục và rèn luyện cho các em ý thức xây dựng, bảo vệ CSVC, khuôn viên nhà
trường, bởi các em ý thức được rằng chính cái đó đang phục vụ lại chính các em trong các hoạt động giáo dục.
Ngồi ra nhà trường cũng cần tận dụng CSVC ở địa phương như khu danh thắng, khu di tích lịch sử, những đặc trưng về kinh tế của địa phương như trồng rừng, trồng cam, trồng lúa... để tích hợp vào trong các hoạt động giáo dục cho học sinh nhà trường.
Muốn làm được những cơng việc nêu trên thì người hiệu trưởng ln giữ vai trị là người lãnh đạo, điều hành và thuyết phục mọi người cùng tham gia với mục đích giáo dục tồn diện học sinh để sau này các em ra trường sẽ trở thành những cơng dân sống có ích cho xã hội.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tài liệu bồi dưỡng về kĩ năng sống, giáo dục môi trường, các vấn đề xã hội…
Đội ngũ thực hiện không chỉ có kiến thức về kĩ năng sống, có năng lực tổ chức các hoạt động mà còn phải là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Một tập thể đồn kết, có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; có sự hiểu biết về điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đặc thù dân tộc, vùng miền địa phương.
Hiệu trưởng cần thông báo công khai kế hoạch của nhà trường về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tới tất cả các lực lượng giáo dục và các lực lượng liên quan để có sự đồng thuận về mục đích, nội dung thực hiện cũng như là căn cứ để làm tốt công tác huy động các nguồn lực cho các hoạt động.