ở trƣờng trung học cơ sở
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với điều kiện, bối cảnh của địa phương như cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, thời gian, đặc điểm học sinh, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, phong tục tập quán… Ngồi ra phải chú ý tìm hiểu đội ngũ ban quản, sự phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường với ban quản lý trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần chú ý tới những nội dung chính sau:
Phải xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Hiệu trưởng phải đảm bảo chắc chắn về nguồn lực của nhà trường khi tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Xây dựng kế hoạch phải chú ý tới thời gian tổ chức hoạt động không ảnh hưởng tới các hoạt động học tập của học sinh.
Phải nắm được những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Triển khai kế hoạch hoạt động tới từng bộ phận, các tổ chức đoàn thể và học sinh nhà trường.
Như vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS, hiệu trưởng phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đoán định được những biến đổi trong quá trình thực hiện, huy động tối đa nguồn lực, từ đó có
thể xây dựng được một kế hoạch giáo dục kĩ năng sống phù hợp, khả thi đối với học sinh THCS.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kế hoạch có đi vào thực tiễn hay khơng một phần là nhờ vào khâu tổ chức thực hiện kế hoạch. Để thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS đạt hiệu quả người Hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau:
Thứ nhất là phải tuyên truyền, quán triệt cho toàn thể GV, học sinh, CMHS và các đoàn thể trong nhà trường hiểu được ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Thứ hai phải lựa chọn được các thành viên trong các tổ chức là những người có năng lực trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, TDTT…
Thứ ba là phải phân công cụ thể nội dung công việc cần làm trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú cho từng người trong ban quản lý bán trú, các đồng chí GVCN, Ban chấp hành Đoàn trường.
Thứ tư là huy động các cá nhân, các tổ chức trong nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS như GVCN, Bí thư, phó bí thư Đoàn trường, tổng phụ trách Đội...
Thứ năm là qui định thời gian hoàn thành cho từng mảng công việc của từng người phụ trách nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cho học sinh
Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của các tổ chức trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ được phân công nhằm đảm bảo việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sao cho đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Tùy vào q trình thực hiện có thể uốn nắn, điều chỉnh nhưng khơng làm thay đổi mục tiêu đã đề ra.
người chỉ đạo, điều hành và xử lí tất cả những thơng tin chính xác, kịp thời từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Hiệu trưởng phải đi sâu sát với từng cá nhân, tổ chức động viên, khuyến khích họ hồn thành nhiệm vụ.
Huy động các lực lượng trong trường thành một khối thống nhất, lôi cuốn được các em học sinh tham gia vào hoạt động này một cách tự giác, tích cực.
Huy động được CMHS tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Chỉ đạo xây dựng tổ tự quản trong học sinh để đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở về công tác vệ sinh, học tập…
Chỉ đạo các bộ phận hướng dẫn học sinh tự tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Tổ chức thi đua giữa các lớp về học tập, về thực hiện nền nếp.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống học sinh năng sống học sinh
Trong quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường thì khâu kiểm tra, đánh giá là khâu quyết định đến hiệu quả công việc đề ra. Kiểm tra để đánh giá, điều chỉnh, rút kinh nghiệm sau mỗi tuần, mỗi học kì và việc này cần được ghi trong kế hoạch. Hiệu trưởng cũng cần có những buổi kiểm tra đột xuất để có được những thơng tin phản hồi chân thực nhất, chính xác nhất để có thể điều chỉnh những hoạt động chưa phù hợp và bổ sung những vấn đề cịn thiếu trong q trình tổ chức hoạt động. Đây là một khâu quan trọng trong khi thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Thành lập tổ kiểm tra để giúp Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. Qua kiểm tra sẽ giúp các cá nhân, các bộ phận hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình từ đó họ sẽ có tinh thần tự giác, trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình. Đồng thời
cũng giúp họ nhận ra những hạn chế để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra cũng giúp cho nhà quản lí nhận biết được hoạt động giáo dục kĩ năng sống có phù hợp với học sinh, với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương không? học sinh tham gia có nhiệt tình và tự giác không? Hoạt động nhận thức, giao tiếp và nền nếp sinh hoạt, kĩ năng, hành vi có thay đổi khơng?
Kiểm tra trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống bao gồm các hoạt động sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá: kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch; kiểm tra nguồn lực trong hoạt động; kiểm tra việc phối hợp giữa ban quản lí bán trú và các bộ phận trong và ngoài trường; Kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.
- Xem xét, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở