Phú Thọ
2.7.1. Những điểm mạnh
CBQL, GV, nhân viên nhà trường đã có những nhận thức đúng đắn và ý thức được sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường.
Lãnh đạo nhà trường đã bắt đầu đưa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
Cán bộ GV, nhân viên nhà trường có tinh thần đồn kết, có trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Học sinh nhà trường có ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp, có tinh thần học hỏi, thích tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, muốn khẳng định bản thân trong các hoạt động.
Môi trường học tập, rèn luyện tại nhà trường đã giúp học sinh rất nhiều trong việc hình thành kĩ năng sống cho các em như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề… Giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống cũng như khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Về cấp ủy, chính quyền các cấp: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã nhận được sự quan tâm của các ban ngành đồn thể và chính quyền địa phương.
2.7.2. Những điểm yếu
Trường THCS Yển Khê đóng trên địa bàn một huyện vùng cao, xã đặc biệt khó khăn với trên 20% là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, …Với trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn, đường xá trắc trở, hủ tục lạc hậu cho nên việc nhận thức về các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học nhiều.
Lãnh đạo nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chưa xác định được nội dung chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường cũng như học sinh bán trú.
Cán bộ GV chỉ chú trọng đến hoạt động học tập của học sinh mà chưa chú trọng đến công tác rèn cho học sinh những kĩ năng sống như biết sắp xếp công việc vào các thời gian cụ thể, biết giao tiếp, biết cảm thông và chia sẻ, biết hợp tác giúp đỡ người khác…
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa được cán bộ quản lí và GV áp dụng thường xun, các hình thức giáo dục cịn đơn điệu, khơng phong phú chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.
Cha mẹ học sinh chưa nhận thức sâu sắc và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em còn hạn chế.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn yếu.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều thiếu thốn, chưa được đáp ứng được yêu cầu. Khu vui chơi giải trí của các em chưa được quan tâm đầu tư.
2.7.3. Nguyên nhân
Cán bộ quản lí của nhà trường cịn có những hạn chế nhất định về cơng tác quản lí, chưa đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chưa có các hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh.
Một bộ phận giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học sinh chưa quan tâm đến việc dạy cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết cho nên nhiều học sinh tốt nghiệp THCS ra trường dù đi học tiếp, đi làm công nhân hay ở nhà lao động vẫn cịn rất bỡ ngỡ, khơng tự tin trong cuộc sống.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất là một nguyên nhân chính ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả thấp.
Các học liệu phục vụ cho công tác giáo dục kĩ năng sống của học sinh cịn rất ít nếu có thì nội dung chưa đáp ứng được u cầu của giáo viên và học sinh.
Các tổ chức nhà trường khi tổ chức các hoạt động nhiều khi mang tính hình thức, làm cho có việc, làm để báo cáo chứ khơng tính đến hiệu quả của hoạt động.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội còn yếu. Cha mẹ học sinh coi việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc của nhà trường nên vơ tình làm mất đi vai trị của mình trong việc giáo dục con em mình. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương chưa thực sự quan tâm đến hoạt động này cho nên cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động này.
Do đặc điểm tâm lí, điều kiện gia đình học sinh cịn khó khăn và phần lớn học sinh cịn có tư tưởng ỷ lại, khơng có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng như quản lí hoạt động này tại trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Các đối tượng được khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh đã có những nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh nói riêng.
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã nhận được sự quan tâm nhất định của chi bộ, ban giám hiệu, các đoàn thể và cán bộ giáo viên nhà trường.
Tuy nhiên công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cịn có những hạn chế nhất định: việc nhận thức của một bộ phận cán bộ giáo viên, chính quyền, đoàn thể, CMHS... chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; việc tự rèn luyện và hình thành kĩ năng cho bản thân chưa tốt, nhiều học sinh khơng tích cực tham gia vào các hoạt động ngồi giờ lên lớp do lớp, trường tổ chức.
Từ thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường THCS Yển Khê giúp tác giả xác định những cơ sở thực tiễn chắc chắn để đề xuất các biện pháp quản lý để thực hiện tốt hơn công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở chương 3, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YỂN KHÊ,
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ