Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 86)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho

3.2.2. Hoàn thiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo

hướng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này có quyết định đến hiệu quả cơng việc mà mình muốn thực hiện. Do đó người hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách khoa học, chi tiết, cụ thể và phải sát

với tình hình thực tế. Chỉ rõ công việc cụ thể cần làm, ai làm, lúc nào hoàn thành, nguồn lực cần huy động... khi thực hiện kế hoạch sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì, giải quyết ra sao? Các nội dung đưa ra trong kế hoạch phải hướng tới đối tượng là học sinh để xác định đầy đủ các nội dung và hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục kĩ năng sống phù hợp và có hiệu quả, từ đó có thể tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch quản lí của hiệu trưởng. Do vậy khi lập kế hoạch người quản lí cần chú ý những nội dung sau:

- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải thống nhất với mục tiêu giáo dục giáo dục các bộ môn của học sinh, mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ với kế hoạch quản lí hoạt động dạy và học, quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Các nội dung, hình thức đưa ra để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc, phù hợp với điều kiện ăn ở, sinh hoạt của học sinh.

- Thành lập Ban để theo dõi giám sát, đánh giá hiệu quả từng hoạt động. Ban này gồm Ban giám hiệu, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm.

- Nội dung của kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh.

Cũng như các bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có các nội dung sau:

+ Nội dung thực hiện

+ Hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện + Thời gian, địa điểm tổ chức

+ Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện: GVCN, Ban quản lí... + Các nguồn lực về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, tài chính... + Sự phối hợp của các tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh.

+ Học sinh phải là đối tượng đóng vai trị chủ thể trong q trình thực hiện hoạt động giáo dục để rèn luyện các kĩ năng sống cho bản thân.

Để xây dựng một kế hoạch có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, ban quản lí bán trú phải tìm hiểu về trình độ phát triển của địa phương, trình độ dân trí của cha mẹ học sinh; thói quen, sở trường, sở đoản của các em học sinh... trong giao tiếp, ứng xử, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống... Tìm hiểu về các tổ chức chính trị xã hội, việc tổ chức các phong trào, các cuộc vận động của địa phương.

Sau khi nắm rõ được đặc điểm tình hình chung ta cần đánh giá lại về đội ngũ của nhà trường, những người trực tiếp làm công tác tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Xem xét về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính hiện tại của nhà trường.

Để phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hiệu trưởng cần phải lựa chọn nội dung, phương thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh là con em các dân tộc tại trường vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn. Hơn nữa phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống phải linh hoạt, cần thay đổi và điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với học sinh, GV và điều kiện thực tế.

(1) Xây dựng nền nếp, nội quy, kỷ cương của học sinh

Học sinh trường THCS Yển Khê chiếm trên 20% là học sinh dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo dự án 135 của Chính phủ, có tác phong, lối sống tự do, có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, ứng xử cịn yếu kém. Vì vậy quản lí giáo dục nền nếp, ý thức tổ chức kỉ luật chấp

hành tốt nội quy trường lớp là rất quan trọng giúp các em hòa nhập nhanh hơn với môi trường của một tập thể lành mạnh, tích cực, tạo tiền đề để các em học tập và rèn luyện tốt hơn. Nhưng khi tiến hành thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn địi hỏi sự nỗ lực, kiên trì khéo léo của tất cả GV và các nhà quản lý.

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc xây dựng những quy định nền nếp, nội quy cho học sinh muốn phù hợp và hiệu quả thì phải có sự góp sức của các em học sinh, phải dựa vào nội quy nhà trường cũng như điều kiện thực tế nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý học sinh, hồn cảnh kinh tế và gia đình học sinh.

Nội dung bản nội quy nên hướng vào những vấn đề:

- Chấp hành thời gian học tập trên lớp, tự học và tham gia các hoạt động. - Việc ăn ở sinh hoạt tại khu bán trú;

- Tham gia trồng rau, nuôi cá;

- Giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô; - Quy định vệ sinh trường, lớp, cá nhân; - Bảo vệ của công, tài sản của nhà trường;

Học sinh ở vùng núi thường quen với lối sống tự do nên khi ở tập trung tại khu nhà trường các em thường vi phạm kỷ luật về giờ giấc, sinh hoạt; nội vụ phịng ở thì lộn xộn, bừa bãi… Có một thời gian biểu hợp lý và những quy định cụ thể sẽ giúp các em thực hiện một cách tự giác, tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động. Từ đó các em sẽ tự tích lũy được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân mình.

Khi thực hiện các quy định về nền nếp, nội quy, hiệu trưởng cần phải chú ý khâu kiểm tra, giám sát, tiến hành xử phạt đúng quy định, đưa học sinh vào khuôn khổ, rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản giúp các em nhanh chóng thích nghi khi bước vào cuộc sống hiện đại.

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc cùng với những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đối tượng học sinh, về quy tắc ứng xử của học sinh, điều lệ nhà trường cũng như nội quy nhà trường.

Cần có sự phối hợp giúp sức của các đồn thể, tổ chức trong nhà trường đặc biệt là Đoàn thanh niên đối với việc xây dựng, thực hiện nền nếp, nội quy.

(2) Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống trên lớp học

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng sống trên lớp học.

Thông qua các bài giảng GV vừa cung cấp những kiến thức khoa học cho học sinh vừa giúp học sinh những kĩ năng sống cơ bản gần với nội dung khoa học của môn học.

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trên lớp học sẽ được thường xuyên, liên tục và hiệu quả hơn.

* Nội dung và cách thực hiện:

Trong q trình quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh trên lớp học, hiệu trưởng cần chỉ đạo GVCN, GVBM phân loại đối tượng học sinh trong đó phải chú ý đến đối tượng học sinh để có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp, hiệu quả.

Giáo dục học sinh tồn trường nói chung và học sinh nói riêng thì GV cần chú ý tới những kiến thức, kĩ năng còn yếu, còn thiếu để bổ sung cho các em ngay trên lớp học. Định hướng cho các em những kĩ năng sống cơ bản để các em có thể tự tích lũy bổ sung và hoàn thiện.

Hoạt động giáo dục kĩ năng sống sống cho học sinh trên lớp học chủ yếu được tích hợp vào trong các bài giảng của các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đặc biệt là trong các giờ học giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngồi giờ lên lớp, giáo dục nghề phổ thơng.

Trên lớp học cịn có những hoạt động học tập ngoại khóa bộ mơn như thi hùng biện, thi trí tuệ học đường, các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do các tổ chun mơn, Đồn, Đội tổ chức. Qua các hoạt động này các em có thể lĩnh hội được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống hiện tại cũng như sau này của các em.

Phân tích, đánh giá q trình rèn luyện kĩ năng sống của các em học sinh từ đó có những biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên các em.

- Điều kiện thực hiện:

Sự chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng trong việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống tích hợp vào các bài giảng và các hoạt động ngoại khóa bộ mơn cho học sinh trên lớp học của học sinh toàn trường.

Sự phối hợp của các thành viên ban quản lí bán trú với GVCN, GVBM, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

(3) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học

Các hoạt động ngoài giờ học là các hoạt động như văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể, lao động vệ sinh, trồng rau, nuôi cá…Đây là các hoạt động rất bổ ích cho các em học sinh. Qua các hoạt động này giúp các em có tinh thần, sức khỏe để học tập tốt cũng như rèn kĩ năng sống cho bản thân như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng biết chia sẻ, giúp đỡ người khác…

* Nội dung và cách thực hiện: - Hoạt động văn hó , văn nghệ:

Mỗi tháng nhà trường tổ chức 2 buổi sinh hoạt tập thể để kiểm điểm, nhắc nhở việc thực hiện nền nếp, nội quy của học sinh. Ngoài thời gian kiểm điểm các hoạt động ban quản lý dành phần lớn thời gian để tổ chức các hoạt động vui chơi, ca hát theo sở thích, năng khiếu của các em học sinh. Khuyến khích các hoạt động mang bản sắc văn hóa dân tộc như hát then, đàn tính, hát dân ca, thổi kèn lá… qua đó giáo dục ý thức, lòng tự hào truyền thống của các dân tộc.

- Hoạt động thể dục, thể thao:

Học sinh tham gia hoạt động này vào khoảng thời gian buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 18 giờ sau giờ ôn tập, phụ đạo, tự học buổi chiều của học sinh.

Để hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục thì hiệu trưởng cần chỉ đạo Ban quản lý kết hợp với GVCN, Đoàn, Đội thường xuyên tổ chức hoạt động TDTT cho các em.

Các hoạt động có thể lựa chọn để để chức cho các em như bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, đá cầu…

Hàng tháng có thể tổ chức các trận thi đấu và trao giải cho các em Quản lý sĩ số nghiêm ngặt, tránh tình trạng học sinh trốn đi chơi, xa vào các tệ nạn xã hội.

Các em học sinh tích cực tham gia các hoạt động TDTT cũng được nhà trường ghi nhận thể hiện ở việc đánh giá kết quả rèn luyện hạnh kiểm của các em.

- Hoạt động l o động, vệ sinh:

Ngoài việc giáo dục học sinh tinh thần yêu lao động, tinh thần tập thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn mơi trường ln sạch, đẹp thì đây cũng là hoạt động giúp cho học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản.

Tổ chức cho học sinh trồng rau, nuôi cá cải thiện bữa ăn cho các em. Để quản lý được hoạt động này hiệu quả, thường xuyên hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh cụ thể của từng phòng học sinh. Quy định vào chiều thứ bẩy tổ chức cho toàn thể học sinh lao động, vệ sinh.

Việc trồng rau, ni cá cũng phải có sự hướng dẫn kĩ thuật của các thầy cô giáo bộ môn.

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của học sinh.

Thời gian tổ chức hoạt động này song song với các hoạt động TDTT, nhằm thu hút tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động, hạn chế mức thấp nhất số học sinh tham gia vào các hoạt động không lành mạnh.

- Điều kiện thực hiện:

Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường và sự nhiệt tình sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động của ban quản lý và các tổ chức đoàn thể.

Sự giúp đỡ của tổ thể dục nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Ban chấp hành Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên.

Sử ủng hộ của cha mẹ học sinh có học sinh trọ học về việc xây dựng quỹ hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện có đủ các thành phần: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Bí thư đồn thanh niên, Ban quản lí, giáo viên chủ

nhiệm làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức thực có hiệu quả kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Đảm bảo về CSVC, tài chính phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)