Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các giáo viên,

cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS là một hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, là một trong những điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. Do vậy cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trị, vị trí, nhiệm vụ và sự cần thiết phải đưa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào thực hiện trong nhà trường. Từ đó cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục sẽ có trách nhiệm tham gia vào hoạt động này một cách tự nguyện, tích cực.

Việc nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng sẽ giúp cho mọi lực lượng xác định rõ mục đích chung và từng mục tiêu cụ thể của mình từ có được mơi trường đồng thuận trong các hoạt động của nhà trường, trên cơ sở đó họ có trách nhiệm cao trong việc tham gia các hoạt động giáo dục chung của nhà trường phù hợp với chương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

Với Ban Giám hiệu nhà trường có quán triệt chung cho các lực lượng giáo dục của nhà trường và chính bản thân mình sẽ có được kế hoạch hoàn chỉnh và các biện pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

+ Đối với nhà trường, để các hoạt động nâng cao nhận thức có hiệu quả, Ban Giám hiệu thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

- Tổ chức tuyên truyền và học tập phù hợp với đội ngũ giáo viên và phụ huynh về các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và quyết định của nhà nước về đổi mới giáo dục căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, xã hội hóa của quốc gia.

- Tổ chức các buổi học tập Nghị quyết và giới thiệu đường lối, chính sách phát triển giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng tri thức, kỹ năng vào cuộc sống của học sinh…

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thày cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phương châm “Thày dạy ít, trị học nhiều”.

- Đưa nội dung hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường nói riêng vào kế hoạch nhiệm vụ giáo dục trung học của nhà trường. Thực hiện đúng những văn bản của ngành về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài giảng trên lớp, các bài học tích hợp kĩ năng sống, các hoạt động ngoài giờ lên lớp… Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh nói riêng theo cách tiếp cận khái niệm kĩ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục UNESCO, thì cần tập chung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm kĩ năng sau:

Nhóm kĩ năng trong học tập, làm việc, vui chơi, giải trí:

- Các kĩ năng nghe, đọc, nói, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm

- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung - Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiêu chiều, các kĩ năng tư duy liên mơn như phân tích, tổng hợp, so sánh…

Nhóm kĩ năng giao tiếp, hịa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống:

- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng - Kĩ năng không làm phiền người khác

- Kĩ năng chấp nhận sự khác biệt (văn hóa, thói quen, tập quán…) - Kĩ năng kiểm sốt tình cảm, kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân - Biết phân biệt hành vi đúng – sai, phòng tránh tai nạn

- Kĩ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đơng - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như bão lũ, lở đất, kĩ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ

- Kĩ năng ứng phó với tai nạn đuối nước

- Kĩ năng sống cịn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục.

- Kĩ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh.

+ Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, các tổ chức nhà trường:

Quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo về hoạt động giáo dục kĩ năng sống tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các tổ chức trong nhà trường. Chỉ rõ những nhóm kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh nhà trường để giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong nhà trường nắm được để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành những kĩ năng sống đó cho học sinh. Tổ chức các buổi hội nghị chuyên đề giúp đỡ học sinh trọ học ngoài nhà dân và học sinh trọ học trong nhà trường về các mặt như điều kiện học tập, điều kiện để tham gia các hoạt động giáo dục tập thể trong và ngoài giờ lên lớp như: Văn hóa văn nghệ, TDTT, tham gia các buổi dã ngoại do Đoàn, Đội nhà

trường tổ chức… Tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động giao lưu kết nghĩa với các trường THCS trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện “Làm việc tốt” theo tấm gương của Bác và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” …

+ Đối với cha mẹ học sinh:

Tổ chức tuyên truyền cho CMHS nắm biết được những điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và tổ chức hoạt động của nhà trường qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi vận động học sinh đến trường, các buổi đi thăm gia đình học sinh… Đặc biệt cha mẹ học sinh cần hiểu rằng ngoài việc nhà trường giúp học sinh có kiến thức về văn hóa, rèn luyện về phẩm chất đạo đức thì việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh không thể thiếu hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em. Khi cha mẹ học sinh hiểu và phối hợp giáo dục cùng với nhà trường thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ dễ dàng đạt được chất lượng và hiệu quả.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải có đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống để có căn cứ tuyên truyền, phổ biến tới mọi đối tượng,

Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian, kinh phí, con người cách thức kiểm tra, đánh giá để tổ chức tuyên truyền có hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Lựa chọn những giáo viên có năng lực, kiến thức, có khả năng tổ chức, khả năng truyền đạt, để tham gia các lớp tập huấn để lĩnh hội những vấn đề về giáo dục kỹ năng sống để tuyên truyền sâu rộng ở nhà trường một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS yển khê, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)