2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát để nắm rõ thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát về các vấn đề như sau:
- Công tác kế hoạch của nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Việc xây dựng và thu hút các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, cán bộ Đội, Đoàn và Ban phụ trách Bán trú của học sinh (38 người) và học sinh (430 học sinh) của trường về nhận thức vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và đánh giá về việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kĩ năng sống của trường Yển Khê trong năm học 2016-2017.
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, cán bộ Đội, Đoàn và Ban phụ trách Bán trú của học sinh (38 người) về việc thực hiện các nội dung quản lý của nhà trường trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các giáo viên, giáo viên chủ nhiệm và của tổ chức đoàn đội thong qua các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các loại trường học và cơ sở giáo dục.v.v.
- Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp quan trọng về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
(1) Mẫu Phiếu điều tra dành cho học sinh (phụ lục 1) có 5 nội dung khảo sát: Về các kĩ năng và mức độ cần thiết cho học sinh và thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh ở nhà trường.
(2) Mẫu Phiếu điều tra dành cho GV, Ban quản lý học sinh và cán bộ Đồn, Đội (phụ lục 2) có 14 nội dung khảo sát: Về nhận thức, ý kiến đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và thực trạng quản lý giáo dục thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà trường cũng những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Cách xử lý kết quả các phiếu điều tra bằng cách cho điểm theo 3 mức độ và tính điểm như sau: tốt: 3 điểm, khá: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm (điểm trung bình là 1.5).
Tính điểm trung bình của các bảng theo cơng thức Spearman:
i i i i i X K X K X K n X: Điểm trung bình i X : Điểm ở mức độ Xi i
K : Số người cho điểm ở mức Xi
n: Số người tham gia đánh giá
Trên cơ sở tổng hợp kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu để lấy thêm ý kiến cụ thể ở đối tượng học sinh …
2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và học sinh về các nhóm kĩ năng sống
2.3.1.1. Đánh giá về mục đích giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng
Mục đích giáo dục kỹ năng sống là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Đề tài đã tiến hành khảo sát 38 cán bộ giáo viên, nhân viên. Kết quả thu được ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Đánh giá về mục đích giáo dục kỹ năng sống của hiệu trƣởng
TT Mục đích hƣớng tới
Mức độ thể hiện ý kiến
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1 Góp phần giáo dục nhân cách toàn diện học sinh 30 78,9 8 21,1
2 Phòng tránh các tệ nạn xã hội 28 73,7 10 26,3
3 Thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng
cuộc sống cá nhân 29 76,3 9 23,7
4 Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị,
thái độ và kĩ năng phù hợp 38 100
5 Hình thành cho học sinh những hành vi, thói
quen lành mạnh, tích cực 32 84,2 6 15,8
6 Góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường 28 73,7 10 26,3
Nhận xét: Qua khảo sát các thầy cô giáo, nhân viên trong tồn trường về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú với 6 nội dung thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy 2/6 nội dung được đánh giá ở mức độ đồng tình cao từ 84,2% trở lên, 4/6 nội dung ở mức độ đồng tình khá từ 73,7% đến 78,9%.
Kết quả này có thể nhận thấy việc nhận thức về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú hầu hết đều đã có sự thống nhất trong các lực lượng giáo dục nhà trường, đã mang tính phổ biến rộng rãi đặc biệt ở khía cạnh trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Tuy vậy việc nhận thức chưa đầy đủ vai trị, mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú đối với chính lực lượng trực tiếp quản lý và giáo dục là vẫn cịn, tuy khơng có ý kiến phủ nhận hồn tồn nhưng việc này cho thấy Hiệu trưởng nhà trường cần phải tuyên truyền hiệu quả hơn trong công tác về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú.
2.3.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh THCS
Học sinh trường THCS Yển Khê có một bộ phận là con em các dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Dao… Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán, cho nên các em có thói quen sinh hoạt, học tập một cách tự do. Đa số học sinh còn thiếu kĩ năng sống cho nên nhà trường đã tổ chức rất nhiều các hoạt động để rèn luyện cho các em. Thông qua các hoạt động cho thấy các em đã hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động. Thể hiện cụ thể qua khảo sát 430 học sinh của nhà trường thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh THCS
TT Nội dung Các mức độ thực hiện Giá trị TB Tốt Khá Chưa tốt SL % SL % SL %
1 Ý thức tham gia các buổi hoạt động
ngoài giờ lên lớp; hoạt động ngoại khóa 178 41,40 218 50,70 34 7,91 2,33
2 Ý thức tự tìm hiểu và rèn kĩ năng sống
cho bản thân qua sách báo, tài liệu 132 30,70 272 63,26 26 6,05 2,25 3 Tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ 156 36,28 244 56,74 30 6,98 2,29 4 Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao 164 38,14 234 54,42 32 7,44 2,31
5 Tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức 138 32,09 248 57,67 44 10,23 2,22
Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy:
Với 5 nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được đưa ra lấy ý kiến của chính đối tượng tham gia là học sinh của nhà trường. Tuy nhiên mức độ đánh giá về hoạt động giáo dục kỹ năng sống có sự khác nhau.
Nội dung ý thức tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa của học sinh được đánh giá cao nhất (2,33). Các nội dung khác được đánh giá ở mức độ trung bình từ (2,22 đến 2,31).
Từ giá trị trung bình chung của cả nhóm (2,28), chúng tơi nhận thấy hầu hết các em cho rằng ý thức tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường đều ở mức độ trung bình; hầu hết các em học sinh đều chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của nhà trường.
2.3.1.3. Đánh giá về mức độ cần thiết củ các kĩ năng sống cho học sinh
Qua khảo sát thực tế về mức độ cần thiết của các kĩ năng sống dành cho học sinh, kết quả như sau:
Trong nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình khi được hỏi kĩ năng nào là cần thiết cho học sinh, thì có 344 học sinh cho rằng kĩ năng tự nhận thức là cần thiết đối với học sinh THCS chiếm 80%; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 238 học sinh chiếm 76,28%; kĩ năng quản lí cảm xúc 336 học sinh chiếm 78,14% cịn các kĩ năng khác thì các em cho rằng mức độ cần thiết là rất ít chiếm 36 học sinh (8,37%).
Khi khảo sát về nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác thì nhóm kĩ năng sống được đánh giá cao nhất là kĩ năng giao tiếp chiếm 100% (430 học sinh) tiếp đến là kĩ năng hợp tác chiếm 98,6% (424 học sinh); kĩ năng thể hiện sự cảm thông chiếm 76,74% (330 học sinh). Kĩ năng thương lượng được cho rằng mức độ cần thiết là thấp nhất với 36,28% (156 học sinh). Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của nhóm kĩ năng ra quyết định và
giải quyết vấn đề thì kĩ năng giải quyết vấn đề được học sinh đánh giá là 81,4% (350 học sinh) còn các kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng ra quyết định được đánh giá rất thấp dưới 32,1% (136 học sinh).
Với kết quả khảo sát như trên ta thấy mức độ cần thiết của các kĩ năng sống cho học sinh bán trú là các kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng quản lí cảm xúc; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết vấn đề. Do vậy chúng ta cần có các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh toàn trường nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các em học sinh cũng như mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.