2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Để xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, hiệu trưởng cần xác định nội dung các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh, hình thức giáo dục như thế nào, phương pháp ra sao và thực hiện theo từng bước cụ thể như thế nào? Thì người hiệu trưởng với vai trị là người quản lí đội ngũ phải xây dựng được các kế hoạch cụ thể để cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường thực hiện là điều vô cùng quan trọng. Qua khảo sát thực tế 38 cán bộ giáo viên, nhân viên, những người làm cơng tác quản lí bán trú của nhà trường về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của học sinh bán trú THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Qua khảo sát 38 cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường thu được kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
TT Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện QT BT K.QT TB ( X ) Tốt TB Chư tốt TB ( X ) 1 Nắm rõ đặc điểm tình hình nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, đặc thù của học sinh, điều kiện ăn ở, sinh hoạt cũng như tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS
24 13 1 2,61 22 15 1 2,55
2
Hình thành mục tiêu, cách thức hoạt động trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
21 15 2 2,50 19 17 2 2,45
3
Đảm bảo được các nguồn lực của nhà trường để đạt được mục tiêu đề ra trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
27 10 1 2,68 18 18 2 2,42
4 Lựa chọn các hoạt động và các bước
đi cần thiết để đạt mục tiêu đề ra 25 10 3 2,58 22 14 2 2,53
Từ kết quả khảo sát cho thấy nhóm “Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú” được đánh giá thấp về mặt nhận thức với
X từ 2,50 đến 2,68. Nội dung “Hình thành mục tiêu, cách thức hoạt động
trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS” đạt giá trị trung bình là 2,50
được đánh giá thấp nhất. Việc “Đảm bảo được các nguồn lực của nhà trường
để đạt được mục tiêu đề ra trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS” được đánh giá cao nhất 2,68. Về mặt hiệu quả thực hiện với X từ 2,42 đến 2,55 hiệu trưởng nhà trường cũng đã thực hiện được việc “Nắm rõ đặc điểm tình hình nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội đị phương, đặc thù của học sinh bán trú, điều kiện ăn ở, sinh hoạt cũng như tâm lí lứa tuổi của học sinh dân tộc THCS” với X là 2,55 xếp thứ bậc 1. Còn các nội dung quản lí khác đều có số điểm trung bình lần lượt là 2,42; 2,45 đến 2,53 cho thấy việc xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đạt mức độ trung bình khá. Qua khảo sát mức độ nhận thức về mức độ quan trọng của các nội dung cụ thể, tất cả các ý kiến đều xác định đây là nội dung quan trọng. các điểm X đều từ 2,50 đến 2,68. Vậy có thể nói về mặt khách quan đây là một nội dung quản lí đã được nhà trường quan tâm trong những năm học gần đây. Song thực sự đi vào chi tiết cụ thể thì cịn có hạn chế và chưa thực sự cao.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Yển Khê, Thanh Ba, Phú Thọ