Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 25 - 26)

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.2. Quản lý giáo dục

Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành nên từ nhiều quan niệm khác nhau.

Trong cuốn: "Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục", tác giả M.I.Kônđacốp định nghĩa "quản lý giáo dục là tập hợp các giải pháp tổ chức cán bộ quản lý, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng".

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: "quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [1].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học đại học xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới".

Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của tồn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em”.[11, tr. 341].

Tác giả Đỗ Hoàng Toàn lại quan niệm rằng: "quản lý giáo dục là tập hợp những giải pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hố tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng".

Những quan điểm về quản lý giáo dục của các tác giả nêu trên tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung, đó là:

Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý.

Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, Quản lý giáo dục chính là q trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học có kế hoạch q trình dạy học theo mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)