Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lýphƣơng tiện kỹ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 47)

trƣờng Đại học trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

1.5.1. Yếu tố khách quan

Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học cũng được ghi rõ trong Luật Giáo dục Đại học (2012): Đào tạo trình độ Đại học để sinh viên có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững ngun lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

Có thể thấy, đổi mới giáo dục Đại học đang hướng tới nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của sinh viên, hướng đến giúp người học có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững cả về nguyên lý và kỹ năng thực hành. Để góp phần thực hiện được những yêu cầu của chủ trương đổi mới nêu trên cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp với yêu cầu tạo lập năng lực thực hiện của những sinh viên tốt nghiệp Đại học.

Phương pháp dạy và học nói riêng và phương thức đào tạo nói chung trong nhà trường hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học. Nhiều chuyên gia về giáo dục trăn trở về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong nhà trường. Một trong những điểm yếu hiện nay là phương pháp dạy học vẫn cịn lạc hậu, nặng về truyền thụ lý thuyết, ít sử dụng các phương tiện trực quan sinh động, ít thực hành. Phương pháp dạy học này hiện nay chưa khai thác, phát huy hết tính năng, cơng suất của các phương tiện kỹ thuật dạy học đã được đầu tư, dẫn đến hiệu quả đầu tư

không cao. Đây là những khía cạnh tiêu cực, cản trở việc khai thác, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học, quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học nói riêng và công tác đảm bảo chất lượng cũng như chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại học.

Nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục của các nước cho thấy, chính phương pháp dạy học là yếu tố tác động mạnh đến quá trình đào tạo. Phương tiện kỹ thuật dạy học có mối quan hệ mật thiết với các thành tố của q trình đào tạo nói chung và dạy học nói riêng, đặc biệt phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trị rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và đào tạo nói chung.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Về biên chế, tổ chức của nhà trường liên quan trực tiếp đến công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học phải được kiện toàn đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng và sự đồng bộ về ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ mới có đủ điều kiện hoạt động tốt theo chức năng, nhiệm vụ. Muốn vậy, nhà trường phải xác định nhu cầu biên chế, tổ chức của từng bộ phận chuyên môn, về số lượng cán bộ quản lý, nhân viên mỗi bộ phận phải được xác định trên cơ sở khối lượng công việc bộ phận đó và định mức làm việc bình qn theo đầu người.

Tuy nhiên việc xác định số lượng cán bộ quản lý, nhân viên không chỉ dựa vào khối lượng công việc thuần tuý theo chỉ tiêu thời gian mà cịn phải tính đến tính chất, đặc điểm của từng nhiệm vụ, từng hoạt động công việc, phương tiện thực hiện cơng việc và trình độ chun mơn nghiệp vụ của người thực hiện…

Điều rất quan trọng nữa là phải đảm bảo tỉ lệ cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý về ngành nghề bởi lẽ mỗi người chỉ được đào tạo chuyên sâu ở một lĩnh vực. Phải xác định rõ mơ hình cấu trúc của loại tổ chức này để thấy rõ chức năng chỉ đạo hay chỉ huy hoặc phối hợp với nhau trong q trình cơng

tác đối với mỗi cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức đó. Biên chế ln phải đảm bảo đúng ngành nghề, đủ số lượng nhưng cũng phải có tỷ lệ nhất định dự trữ cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại. Mỗi cơ quan, đơn vị trong quy trình lựa chọn, tuyển dụng cán bộ quản lý về công tác phải đảm bảo các tiêu chí về trình độ học vấn, kinh nghiệm cơng tác và độ tuổi. Liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức, biên chế từ cấp cơ sở phải có quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho cả trước mắt và lâu dài, hàng năm phải có nhìn nhận đánh giá để có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với tình hình mới.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học được coi như yếu tố then chốt trong quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở các trường Đại học. Bởi lẽ, khơng có đội ngũ cán bộ quản lý có nghiệp vụ quản lý thì khơng thể giúp các chủ thể quản lý tốt phương tiện kỹ thuật dạy học, khơng có thầy giỏi về năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức thì khơng thể có nền giáo dục chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học có nhận thức đúng về ý nghĩa vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học trong giáo dục ở các trường Đại học hiện nay thì sẽ có hành động đúng, bằng mỗi lời nói, bằng mỗi hành vi của mình để tham gia vào quá trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường.

Việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng thường xuyên các phương tiện kỹ thuật dạy học này trong giảng dạy nhằm phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong bài giảng là điều thiết yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên có nơi cịn hạn chế trong việc khai thác sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học được đầu tư, nhất là về công nghệ thông tin, ứng dụng kỹ thuật mô phỏng, sử dụng ngoại ngữ, trình độ lý thuyết và thực hành còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng truyền đạt và hướng dẫn thực hành cho sinh viên trong q trình đào tạo. Nhà quản lý cần có giải pháp đào tạo nhân viên

chuyên môn (hiện nay được gọi là cán bộ quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học) phụ trách vấn đề phương tiện kỹ thuật dạy học cho nhà trường. Có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng liên quan về khai thác sử dụng các trang bị mới đưa vào sử dụng.

Kết luận chƣơng 1

Phương tiện kỹ thuật dạy học đóng vai trị quan trọng trong q trình dạy học, là thành tố quan trọng cấu thành nên quá trình dạy học, tham gia vào việc thúc đẩy sự thực hiện mục đích đào tạo góp phần cho q trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thì phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng hiện đại và được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho dạy và học. Do đó việc quản lý đầu tư, sử dụng và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học.

Từ việc xác định cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Đại học trong xu thế cách mạng Công nghiệp 4.0. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Đại học thì giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Đại học là những giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các nội dung quản lý như quản lý việc đầu tư, quản lý việc bảo quản và quản lý quá trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học. Hiệu trưởng trường Đại học cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học, đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường. Giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học của Hiệu trưởng trường Đại học là những cách thức tiến hành của Hiệu trưởng như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Yêu cầu người sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có hiệu quả cần phải hiểu rõ và nắm vững các cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học như: Vị trí, vai trị, mục đích, ngun tắc và qui trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận vừa trình bày, tác giả có cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRONG BỐI

CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 2.1. Tình hình đào tạo ở trƣờng Đại học Nha Trang

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Trường Đại học Nha Trang tiền thân là khoa Thủy sản thành lập năm 1959 tại Học viện Nông Lâm Hà Nội.

Ngày 01/8/1959 Khoa Thủy sản trực thuộc Học viện Nông Lâm được thành lập.

Năm 1966, thành lập Trường Thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản trên cơ sở khoa Thủy sản thuộc Trường Đại học Nông nghiệp và Trường Trung học Thủy sản Trung ương

Tháng 10/1976, Trường Thủy sản chính thức được mang tên Trường Đại học Hải sản và tuyển sinh khóa 18 - khóa đầu tiên tại Nha Trang.

Tháng 8/1981, Trường Đại học Hải sản được đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản.

Tháng 1/2006, Chính phủ quyết định thành lập đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Đại học Thủy sản đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Tháng 4/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Phân hiệu Kiên Giang thuộc Trường Đại học Thủy sản và khai giảng khóa đầu tiên (năm học 2006 - 2007) tại Phân hiệu.

Ngày 02/10/2006, tại Lễ kỷ niệm truyền thống và khai giảng năm học mới, Nhà Trường đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Chủ tịch nước trao tặng. Đồng thời, công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Trường Đại học Thủy sản thành Trường Đại học Nha Trang.

ĐH đầu tiên của cả nước được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tháng 9/2017, Trường tiếp tục được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục lần thứ hai (giai đoạn 2012 -2017).

Từ khởi đầu là Khoa Thủy sản với 7 cán bộ quản lý giảng viên, lực lượng giảng dạy chuyên ngành hầu như khơng có, các thầy cơ vừa giảng dạy vừa hoàn thiện bài giảng, tự làm dụng cụ thí nghiệm thực hành và định hình chương trình mơn học…Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay Trường Đại học Nha Trang đã trở thành cơ sở đào tạo công lập đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô lớn.

Nhà trường hiện có gần 700 cán bộ quản lý viên chức, trong đó hơn 500 cán bộ quản lý giảng dạy (60% được đào tạo ở các nước phát triển), với 20 Phó giáo sư, 120 tiến sĩ, và hơn 340 thạc sỹ.

Là Đại học lớn của khu vực Nam Trung bộ, Đại học Nha Trang hiện có 13 khoa, viện đào tạo và nghiên cứu khoa học, có 32 ngành/chun ngành đào tạo trình độ Đại học, 18 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 6 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Trải qua 59 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực quy mô lớn; là cơ sở nghiên cứu chủ đạo, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và phạm vi cả nước.

2.1.2. Tình hình đào tạo tại trường Đại học Nha Trang

2.1.2.1. Các ngành nghề đào tạo

Bậc đào tạo tiến sĩ: Trường đang tổ chức đào tạo nghiên cứu sinh 4 ngành đó là: Kỹ thuật Cơ khí động lực; Khai thác thủy sản; Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ Chế biến thủy sản.

Bậc đào tạo thạc sĩ: Hiện nay đang đào tạo 10 ngành đó là: Kỹ thuật Cơ khí; Kỹ thuật Cơ khí động lực; Cơng nghệ Chế biến thủy sản; Công nghệ Sau thu hoạch; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Nuôi trồng thủy sản; Khai thác thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp và Quản trị kinh doanh.

Bậc đào tạo Đại học và Cao đẳng: đến nay đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo các ngành: Thuỷ sản; Kĩ thuật và Công nghệ; Kinh tế và Quản lý; Xã hội Nhân văn.

Hiện nay Trường tổ chức 2 phương thức đào tạo là: Chính quy và Vừa học vừa làm.

2.1.2.2. Các chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo (CTĐT) của các trường được xây dựng, cải tiến một cách hệ thống, phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CTĐT được xây dựng có sự tham gia của đội ngũ các giảng viên, các nhà khoa học có trình độ cao trong nhà trường, kết hợp với việc tham khảo CTĐT của các trường Đại học có uy tín trong và ngồi nước, ý kiến của các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn lực đầu ra, ý kiến của các học viên đã tốt nghiệp tại nhà trường.

Các CTĐT có cấu trúc hợp lý, đảm bảo chất lượng, được thiết kế theo hướng liên thơng dọc giữa các trình độ đào tạo và liên thông ngang với CTĐT của các trường Đại học ở trong nước và quốc tế.

Nhà trường có cơng tác đánh giá CTĐT theo định kỳ, hàng năm có rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số CTĐT cho phù hợp xu thế phát triển của xã hội.

CTĐT của trường được tổ chức theo quy trình và học chế tín chỉ mềm dẻo phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện.

Trường rất quan tâm và khuyến khích cán bộ quản lý giảng viên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển khả năng tự học và tự giải quyết vấn đề của sinh viên, đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên.

Phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, cơng bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập, đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thức chun mơn, kỹ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề.

Trường công bố công khai và đúng thời gian quy định toàn bộ kết quả học tập của sinh viên nhằm đảm bảo được sự minh bạch, tính chính xác; mặt khác giúp sinh viên chủ động được kế hoạch học tập và tích lũy kiến thức của mình.

2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Hiện nay Trường Đại học Nha Trang có 640 cơng chức, viên chức, trong đó:

+ Viên chức giảng dạy và nghiên cứu là 482 người, + Viên chức quản lý (thuần túy) là 88 người

+ Viên chức khác (phục vụ, dịch vụ): 70 người Theo chức danh:

+ Phó giáo sư: 8 người

+ Giảng viên chính: 74 người

+ Giảng viên, nghiên cứu viên: 410 người Theo trình độ đào tạo:

+ Tiến sĩ 92 + Thạc sĩ 275 + Đại học 204

Phần lớn các Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên chính là những cơng chức, viên chức có nhiều kinh nghiệm và khả năng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều viên chức trẻ được đào tạo, bồi dưỡng ở nhiều nước trong khu vực và thế giới đã tỏ ra năng động trong công việc. Những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)