Khái niệm quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 40 - 42)

1.4. Quản lýphƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở các trƣờng Đại học

1.4.1. Khái niệm quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học

Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về phương tiện kỹ thuật dạy học và đặc điểm đặc thù của mỗi nhà trường nhằm đảm bảo cho việc đầu tư khai thác sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học phát triển phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Nội dung phương tiện kỹ thuật dạy học mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Phương tiện kỹ thuật dạy học là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế giáo dục, vừa mang tính khoa học giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học. Bên cạnh đó cần tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học để trang bị bảo quản, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Đại học.

liên hệ tương tác với giảng viên, sinh viên, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp học theo định hướng của mục đích giáo dục đào tạo đề ra.

Phương tiện kỹ thuật dạy học là một thành tố sư phạm, là đối tượng quản lý của người lãnh đạo nhà trường. Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học cũng cần tuân thủ theo một chu trình quản lý nhất định, đó là sự kết hợp các chức năng quản lý theo một trật tự thời gian xác định. Các chức năng quản lý theo quan điểm quản lý hiện đại bao gồm:

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin và các chức năng quản lý

Để quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học có hiệu quả người cán bộ quản lý cần xác định những mục tiêu phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể như: cần trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học nào, cần bổ sung, sửa chữa ra sao, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ,… với những giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Sau khi đã có kế hoạch cần tổ chức thực hiện, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định (phân công người phụ trách phương tiện kỹ thuật dạy học, người quản lý theo dõi việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên,…) nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

Để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao khơng thể thiếu vai trị chỉ đạo, điều hành của người cán bộ quản lý, không phải cứ giao cho họ làm rồi bỏ mặc mà phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, giám

Kế hoạch

Thông tin Kiểm tra

Chỉ đạo

sát và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển. Cuối cùng là chức năng kiểm tra, kiểm tra bao gồm đánh giá và điều chỉnh. Quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý, nếu buông lỏng kiểm tra coi như nhà quản lý đã tự tước đi của mình một vũ khí sắc bén nhất. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học người cán bộ quản lý cần tăng cường kiểm tra, đánh giá để nắm được tình trạng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của từng giảng viên.

Nói tóm lại, để quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học có hiệu quả người quản lý cần thực hiện chu đáo, nghiêm túc từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm tra đánh giá. Người xưa nói: “Chuẩn bị chu đáo là thành cơng một nửa”, nếu có một bản kế hoạch khả thi về trang bị, sử dụng và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng giáo dục sẽ thấp nếu chúng ta làm kế hoạch sơ sài, đại khái, tổ chức, chỉ đạo lỏng lẻo và buông lỏng kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)