Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 101 - 102)

3.3. Các giải pháp quản lýphƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở trƣờng

3.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

thuật dạy học trong hoạt động đào tạo của nhà trường.

Công tác quản lý sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cũng liên quan đến việc thể chế hóa các quy định và quy trình phát huy tác dụng của phương tiện kỹ thuật dạy học trong hoạt động đào tạo của nhà trường vì vậy phải quy định các chuẩn mục phải tuân theo khi sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học nói riêng, phục vụ đào tạo nói chung.

Thứ tư, Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng việc duy trì, bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học:

Các tiêu chí cho nội dung hoạt động này cần xây dựng dựa định mức và tần suất sử dụng PTKTDH, ngồi ra nó tiêu chí này cịn phải lưu ý gắn với quy trình bảo quản, bảo trì và thống kê theo dõi để có kế hoạch bổ sung phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ mở rộng các hoạt động đào tạo theo nhu cầu hiện đại hóa và hội nhập của nhà trường trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

3.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tiện kỹ thuật dạy học

* Mục đích của giải pháp

Phương tiện kỹ thuật dạy học giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nhanh chóng. Nếu cán bộ quản lý biết tổ chức bồi dưỡng kiến thức và chỉ đạo giáo viên cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học, nếu giáo viên tích cực lựa chọn và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả giờ dạy góp phần đổi mới nội dung phương pháp và hình thức tổ chức, tạo nên hứng thú cho sinh viên.

* Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Cần bồi dưỡng kiến thức tin học, hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học để giáo viên có thể khai thác đưa vào giảng dạy nhằm thực hiện đổi mới phương tiện kỹ thuật dạy học.

Nhà trường cần có kế hoạch cử cán bộ quản lý quản lý giáo dục bài giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học. Các lớp bồi dưỡng, khóa đào tạo cần tổ chức linh hoạt có thể chia nhỏ làm nhiều đợt với mục đích phù hợp cho từng đối tượng tham gia.

Đối với cán bộ quản lý: Cần bồi dưỡng công tác xây dựng kế hoạch về quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học theo giai đoạn và từng năm học phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường; bồi dưỡng kĩ năng xây dựng các quy định về bảo quản, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học; kĩ năng ứng dụng Công nghệ Thông tin trong quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học bằng cách sử dụng các ứng dụng văn phòng, tiến tới sử dụng phần mềm quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học; kĩ năng tư vấn, hướng dẫn cho đội ngũ về lựa chọn và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học; kĩ năng về kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.

Đối với giảng viên: Bồi dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học lồng ghép với kế hoạch giáo dục theo từng tuần, từng tháng trong năm học trình lãnh đạo phê duyệt; bồi dưỡng kiến thức tin học, sử dụng các phần mềm dạy học; kĩ năng lựa chọn phương tiện kỹ thuật dạy học cho các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục; kĩ năng sử dụng linh hoạt, kết hợp phương tiện kỹ thuật dạy học truyền thống và phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại; kĩ năng kiểm kê, rà soát và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)