Xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 31 - 33)

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.6. Xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

1.2.6.1. Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 1.0 ra đời vào khoảng năm 1784. Đặc trưng

của cuộc Cách mạng Công nghiệp 1.0 này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng Cơng nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngịi cho sự bùng nổ của cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cách mạng Công nghiệp 2.0 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi chiến

tranh thế giới lần thứ nhất. Đặc trưng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 2.0 là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 2.0x diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 3.0 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với

sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong sản xuất. Nó bao gồm hệ thống khơng gian mạng ảo – thực, Internet

và điện tốn đám mây và điện toán nhận thức. (Theo wikipedia – Bách khoa toàn thư mở)

Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).

Bản chất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những cơng nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, người máy,...

1.2.6.2. Bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cụm từ “Cách mạng Công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cịn biến đổi cả văn hóa, xã hội một cách tồn diện.

Xu thế cách mạng 4.0 cho thấy, nhiều lĩnh vực cơng nghiệp được tự động hóa thay thế cho con người vì vậy yêu cầu người lao động phải có kỹ năng tay nghề cao đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nếu người lao động không nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất thì sẽ bị loại khỏi thị trường lao động chính vì vậy mà người lao động phải khơng ngừng học hỏi, học mọi lúc mọi nơi, không giới hạn về mặt không gian và thời gian.

Hiện nay, thị trường lao động thế giới nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chun nghiệp để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra đối với nền giáo dục không chỉ của riêng Việt Nam mà cả thế giới là làm như thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

1.2.6.3. Tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đối với giáo dục Đại học

Một trong những điểm nổi bật của tác động CMCN 4.0 đối với giáo dục Đại học là sự phân hóa đến từng đối tượng người học. Mỗi sinh viên có nhu cầu và khả năng học tập khác nhau.

Một điểm nữa là xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép các giảng viên có thể thiết kế lộ trình học tập riêng biệt phù hợp với từng sinh viên cụ thể. Các phần mềm dạy học được sử dụng với năng lực của mỗi sinh viên và cho phép sinh viên theo học với tốt độ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Thứ ba là trong khi các mơ hình đào tạo trong quá khứ cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp họ trở thành những người có tay nghề chun mơn cao thì trong xu thế cách mạng 4.0 hiện nay giảng viên ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc dạy sinh viên cách tự học đó là dạy cho sinh viên học cách tư duy, cách đánh giá các tình huống, các vấn đề phức tạp trong cuộc sống, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)