Thực trạng nguồn đầu tư, mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 64 - 66)

2.3. Thực trạng đầu tƣ, bảo quản, sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy

2.3.2. Thực trạng nguồn đầu tư, mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học

Trong những năm gần đây kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học nói chung, đầu tư cho phương tiện kỹ thuật dạy học tại các trường Đại học ngày càng được được quan tâm. Tuy nhiên kinh phí đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học cho nhiệm vụ giáo dục, đào tạo hiện nay. Vì vậy, cần phải có kế hoạch tăng kinh phí đầu tư trang bị cho các nhà trường nhiều hơn nữa, đồng thời phải đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải.

Đánh giá về mức độ đầu tư các phương tiện kỹ thuật dạy học trong những năm gần đây, các ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên (bảng 2.4), cơ bản đều cho rằng mức độ đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học hiện nay tại trường ở mức đạt yêu cầu (cán bộ quản lý: 52,38%, giảng viên: 53,82%), một số không nhỏ đánh giá mức độ đầu tư ở mức chưa đáp đạt yêu cầu (cán bộ quản lý: 33,33%, giảng viên: 31,42%). Số liệu trên cho thấy trong những năm tới cần phải nâng cao mức đầu tư các phương tiện kỹ thuật dạy học bằng mọi

nguồn vốn. Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư PTKTDH một cách dài hơi, thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường

Bảng 2.4. Mức độ đầu tƣ số lƣợng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học trong những năm gần đây Đối tƣợng Mức độ Đầu tư đạt trên yêu cầu Đầu tư đạt yêu cầu

Đầu tư chưa đạt yêu cầu Khơng có đầu tư SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 12 14,29 44 52.38 28 33,33 0 0,0 Giảng viên 54 14,75 197 53,82 115 31,42 0 0,0 Về chất lượng việc đầu tư các phương tiện kỹ thuật dạy học trong những năm gần đây là tương đối tốt, các phương tiện trang bị mới hiện đại tính đồng bộ cao, tính ứng dụng lớn. Cơ bản các ý kiến ở (bảng 2.5) đều đánh giá ở mức khá và tốt (cán bộ quản lý: 85,71%, giảng viên: 89,61%).

Bảng 2.5. Chất lƣợng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học đầu tƣ trong những năm gần đây Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 43 51,19 29 34,52 12 14,28 0 0,0 Giảng viên 203 55,46 125 34,15 38 10,38 0 0,0 Về hiện trạng công tác quản lý việc phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học: Kết quả điều tra ở (bảng 2.6) cho thấy còn nhiều bất cập trong cơng tác quản lý sự phát triển, có (cán bộ quản lý: 80,95%, giảng viên: 82,51%) đánh giá ở mức khá, (cán bộ quản lý: 19,05%, giảng viên: 17,49%) ở mức trung bình, khơng có ai đánh giá tốt. Vì vậy, cơng tác quản lý việc phát triển

phương tiện kỹ thuật dạy học cần chặt chẽ hơn, phải có những quy chế, quy định cụ thể, rõ ràng. Phải có cơ chế mở, khuyến khích động viên những ý tưởng tốt, những sáng kiến hay, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc.

Bảng 2.6. Hiện trạng công tác quản lý việc phát triển phƣơng tiện kỹ thuật dạy học Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 0 0,0 68 80,95 16 19,05 0 0,0 Giảng viên 0 0,0 302 82,51 64 17,49 0 0,0 Về quy trình, thủ tục hiện hành trong việc đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học: Kết quả điều tra ở (bảng 2.7) cho thấy có 34,53% cán bộ quản lý, 33,61% giảng viên cho rằng quy trình, thủ tục cịn khó khăn, 48,80% cán bộ quản lý, 49,18% giảng viên đánh giá ở mức bình thường, 6,67% cán bộ quản lý, 17,21% giảng viên đánh giá ở mức thuận lợi. Vì vậy, cần tạo mơi trường thuận lợi cho công tác đầu tư, phát triển; thường xuyên cập nhật thơng tin, hợp lý hóa, đơn giản các thủ tục cần thiết theo đúng quy định hiện hành.

Bảng 2.7. Quy trình, thủ tục hiện hành trong đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện kỹ thuật dạy học

Đối tƣợng

Mức độ

Khó khăn Bình thường Thuận lợi SL % SL % SL %

Cán bộ quản lý 29 34,53 41 48,80 14 16,67

Giảng viên 123 33,61 180 49,18 63 17,21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)