Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 106)

3.5.1. Khái quát về khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm

Kiểm tra tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

* Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 200 cán bộ quản lý các cấp và giảng viên của trường Đại học Nha Trang

Bước 1: Lập phiếu khảo nghiệm

- Khảo nghiệm về tính cấp thiết của các giải pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết;

- Khảo nghiệm về tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Bước 2: Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm.

- Số lượng đối tượng khảo nghiệm:

+ Đối tượng là cán bộ quản lý quản lý là 60 người. + Đối tượng giảng viên là 140 người.

Bước 3: Phát phiếu khảo nghiệm.

Bước 4: Thu phiếu khảo nghiệm và tính tốn kết quả khảo nghiệm.

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

Tính cấp thiết: Tính khả thi:

Rất cấp thiết: 3 điểm. Rất khả thi: 3 điểm. Cấp thiết: 2 điểm. Khả thi: 2 điểm. Không cấp thiết: 1 điểm. Không khả thi: 1 điểm. Trên cơ sở đó xếp thứ bậc các giải pháp.

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

* Khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp quản lý

Bảng 3.1. Bảng thứ bậc tính cấp thiết của các giải pháp

TT Giải pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

2

Xây dựng kế hoạch quản lý việc đầu tư, bảo quản và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học đáp ứng chiến lược phát triển của nhà trường.

110 55,0 50 25,0 40 20,0 470 2,35 5

3

Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học

140 70,0 50 25,0 10 5,0 530 2,65 1

4

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ phương tiện kỹ thuật dạy học

135 67,5 55 27,5 10 5,0 525 2,63 2

5

Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học theo cơ cấu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

130 65,0 60 30,0 10 5,0 520 2,6 3

6

Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học

112 56,0 50 25,0 38 19,0 474 2,37 6

X 2,52

Các giải pháp quản lý của luận văn được cán bộ quản lý quản lý, giảng viên đánh giá mức độ cấp thiết cao thể hiện điểm trung bình chung của các giải pháp quản lý đề xuất XTBC = 2,52 và có 4/6 giải pháp chiếm 66.67 % có điểm trung bình X>XTBC.

Giải pháp “Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học” X = 2,65 xếp bậc 1/6. Như vậy, đại đa số các cán bộ quản lý, giảng viên đều đánh giá rất cao và cho rằng giải pháp “Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học” được đề xuất ở trên là cấp thiết. Điều này đúng với thực tế hiện nay của nhà trường vì từ trước đến nay, vấn đề này cịn chưa được chú trọng, đòi hỏi cần phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.

Tuy nhiên giải pháp “Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học” được cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá ở mức độ ít cấp thiết nhất, với điểm trung bình X= 2,37 xếp bậc 6/6. Đây là điều phù hợp với thực tiễn của nhà trường, vì vấn đề quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học chưa có bộ phận chuyên trách xây dựng văn bản quy định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học

Tuy nhiên, cần thấy rằng tất cả các giải pháp quản lý được đề cập trong luận văn đều được đánh giá mức độ cấp thiết cao với điểm trung bình dao động 2,37< X < 2,65

Kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp quản lý

Bảng 3.2. Bảng thứ bậc tính khả thi của các giải pháp TT Giải pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

2

Xây dựng kế hoạch quản lý việc đầu tư, bảo quản và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học đáp ứng chiến lược phát triển của nhà trường.

120 60,0 55 27,5 25 12,5 495 2,48 5

3

Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học

140 70,0 45 22,5 15 7,5 525 2,63 2

4

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ phương tiện kỹ thuật dạy học

145 72,5 40 20,0 15 7,5 530 2,65 1

5

Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học theo cơ cấu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

125 62,5 58 29,0 17 8,5 508 2,54 3

6

Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học

115 57,5 55 27,5 30 15,0 485 2,43 6

X 2,54

Tính khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các giải pháp quản lý XTBC = 2,54 và có 3/6 giải pháp quản lý chiếm 50% có X > = XTBC

Giải pháp quản lý được đánh giá khả thi nhất là “Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ phương tiện kỹ thuật dạy học” có điểm trung bình X = 2,65 xếp bậc 1/6. Trong khi đó giải pháp “Xây dựng hệ thống các văn bản, quy

định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học” ở mức khả thi thấp nhất trong các giải pháp quản lý với X = 2,43 xếp bậc 6/6. Tuy nhiên tất cả các giải pháp quản lý đều được đánh giá mức độ khả thi cao với điểm trung bình dao động 2,43 < X < 2,65.

Có thể biểu diễn tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp quản lý bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Qua biểu đồ chúng ta thấy độ chênh lệch kết quả khảo nghiệm của tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi giải pháp khơng nhiều. Mối tương quan giữa cấp thiết và khả thi là chặt chẽ.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0, tác giả đã đưa ra được 6 giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Nha Trang đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.; Xây dựng kế hoạch quản lý việc đầu tư, bảo quản và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học đáp ứng chiến lược phát triển của nhà trường.; Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học; Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ phương tiện kỹ thuật dạy học; Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học theo cơ cấu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học; Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu tư, bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học. Tác giả cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trên bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý giám hiệu, trưởng khoa, viện, trung tâm và giảng viên chính, kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp mà tác giả đưa ra đều đúng hướng, phù hợp với thực tiễn hiện nay tại trường Đại học Nha Trang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu của luận văn “Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng Cơng nghệ 4.0”, tác giả có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Về mặt lý luận

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đi sâu phân tích, làm sáng tỏ các khái niệm quản lý, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện kỹ thuật dạy học, cách mạng cơng nghiệp 4.0; vai trị vị trí của phương tiện kỹ thuật dạy học; các cách phân loại, các yêu cầu và nguyên tắc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học; nội dung quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học; Các yếu tố tác động đến việc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học ở các trường Cao đẳng, Đại học trong xu thế Cách mạng Cơng nghiệp 4.0. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0, đã giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu thực trạng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học bằng cách đưa ra các câu hỏi khảo sát, từ đó đưa ra được các giải pháp quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0.

1.2. Về mặt thực tiễn

Luận văn đã tập trung khảo sát, đánh giá chi tiết thực trạng quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng đó. Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về việc quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0, luận văn đã đề xuất được 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường ĐH Nha Trang, đó là:

+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

+ Xây dựng kế hoạch quản lý việc đầu tư, bảo quản và sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học đáp ứng chiến lược phát triển của nhà trường.

+ Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hồn thiện quy trình quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học

+ Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ phương tiện kỹ thuật dạy học + Tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học theo cơ cấu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

+ Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về đầu tư bảo quản và sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học

. Các giải pháp được đề xuất đã được khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi cho thấy chúng đáp ứng yêu cầu quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với trường Đại học Nha Trang

- Tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện các giải pháp được tác giả đề xuất trong luận văn này, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học.

- Có kế hoạch điều tra hàng năm để biết rõ số phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có, khả năng bổ sung, kinh phí sửa chữa, trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của cán bộ quản lý giảng dạy để có chủ động trong quản lý và chỉ đạo.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học, huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục đầu

tư phương tiện kỹ thuật dạy học như kêu gọi doanh nghiệp tài trợ, tìm kiếm các tài trợ phương tiện kỹ thuật dạy học của các tổ chức nước ngoài

- Tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho cán bộ quản lý viên chức được học tập, giao lưu, học hỏi, tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Hoàn chỉnh các loại hồ sơ sổ sách theo dõi việc bảo quản, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học và việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

- Hỗ trợ chính sách thu hút nhân tài, vật lực cho việc xây dựng phát triển Đại học Nha Trang

- Nên có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học cho trường Đại học Nha Trang

- Cần làm tốt công tác quy hoạch quỹ đất giành cho giáo dục, đặc biệt nên cấp bổ sung diện tích đất cho ĐH Nha Trang để đảm bảo quy mô hoạt động của nhà trường.

2.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần nghiên cứu, ban hành các loại văn bản quy định các loại phương tiện kỹ thuật dạy học đủ chuẩn dùng trong từng nhóm trường Đại học hiện nay và có tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản những loại phương tiện kỹ thuật dạy học đó.

- Cần tăng cường ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản với các trường Đại học - Có kế hoạch đầu tư để Trường Đại học Nha Trang sớm có được cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện để đội ngũ viên chức được học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ thơng qua đào tạo trong nước và nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (1997), "Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Quản lý giáo dục Trung ương 1", Phát triển giáo dục, (1). 2. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một số

hướng tiếp cận, Trường cán bộ quản lý Quản lý giáo dục Trung ương 1.

3. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề

về lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Cơ sở khoa học quản lý (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Cúc (2017), Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối

với cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Học viện Chính trị khu vực I.

6. Nguyễn Hữu Chí (1996), Suy nghĩ về dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, Nghiên cứu giáo dục.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Tập bài giảng cho học viên cao học.

8. Nguyễn Khắc Chương (2010), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)