Đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 28 - 30)

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác nhau. Chúng ta có thể nêu ra một số đặc trưng của phương pháp dạy học: phương pháp dạy học định hướng mục tiêu dạy học; phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học; phương pháp dạy học là sự thống nhất của lơgíc nội dung dạy học và lơgíc tâm lý nhận thức.

Trong luận văn này, tác giả xin trình bày mơ hình 3 thành tố của phương pháp dạy học đó là: Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học.

+ Quan điểm dạy học: là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của đại cương hay chuyên ngành, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng mang tính chiến lược dài hạn, có tính cương lĩnh, là mơ hình lý thuyết của phương pháp dạy học.

+ Phương pháp dạy học: là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học cụ thể quy định những mơ hình hoạt động của giáo viên và học sinh. Phương pháp dạy

QL M P SV ĐK GV N

học cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và cáp phương pháp đặc thù bộ môn.

+ Kĩ thuật dạy học: là những động tác, cách thức hành động của giảng viên và sinh viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập.

Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Các phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mơ hình hành động. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.

Một quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học phù hợp, một phương pháp dạy học cụ thể có các kĩ thuật dạy học đặc thù.

Tuy nhiên, có những phương pháp phù hợp với nhiều quan điểm dạy học cũng như những kĩ thuật dạy học dùng trong nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy việc phân loại các phương pháp dạy học cũng chỉ mang tính tương đối.

Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy là: “Phương pháp dạy học đại học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho sinh viên”. Định hướng này đã được qui định trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giảng viên và sinh viên, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giảng viên.

Đổi mới các hình thức tương tác trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với giảng viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm...

Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học:

+ Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học cho học sinh hoạt động tích cực tránh đơn điệu.

+ Đảm bảo cho việc học gắn với môi trường thực tế về điều kiện và kinh nghiệm sống của học sinh từ đó tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)