2.3. Thực trạng đầu tƣ, bảo quản, sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy
2.3.1. Thực trạng số lượng, chất lượng và cơ cấu phương tiện kỹ
học ở trường Đại học Nha Trang
Phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trị quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng của quá trình dạy học, nên khi đánh giá cần xem xét đủ cả hai mặt chất lượng và số lượng các phương tiện, phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường.
Về số lượng: Kết quả trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Tình hình trang bị phƣơng tiện kỹ thuật dạy học tại trƣờng ĐH Nha Trang
TT HT phƣơng tiện kỹ thuật dạy học Cán bộ quản lý Giảng viên
SL % SL %
1 Thiếu phương tiện kỹ thuật dạy học
cho một số bộ môn 14 16,67 84 22,95
2 Đảm bảo phương tiện kỹ thuật dạy
học tối thiểu theo qui định 53 63,09 224 61,20
3 Trang bị tốt, đáp ứng tốt về số lượng
Qua kết quả khảo sát trên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng một số bộ mơn cịn thiếu phương tiện kỹ thuật dạy học và nhận xét “việc trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học chỉ ở mức tối thiểu theo qui định” chiếm đa số là trên 60%(cán bộ quản lý: 63,09%; giảng viên: 61,20%); Vậy có thể thấy rằng, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học tại Đại học Nha Trang đang ở mức độ tương đối khá, tình trạng thiếu phương tiện kỹ thuật dạy học vẫn tồn tại. Mặc dù việc trang bị cơ sở vật chất nói chung và phương tiện kỹ thuật dạy học nói riêng đã được cải thiện, tuy nhiên chất lượng cũng như số lượng phương tiện kỹ thuật dạy học được trang bị vẫn chưa đồng bộ.
Hàng năm qua kiểm tra đánh giá thực tế đều thấy nhà trường có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phịng thực hành, thí nghiệm cơ bản đáp ứng phục vụ cho dạy, học và NCKH theo yêu cầu của từng ngành đào tạo, không phải tổ chức học 3 ca. Các phòng học đều bảo đảm tốt về ánh sáng, diện tích, bàn ghế cho người học và cơ bản được trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học như loa, micro, máy chiếu đa năng, máy tính để phục vụ cho giảng dạy và học tập. Các ngành, chuyên ngành đào tạo đều có đủ các phịng thí nghiệm, phịng trang bị và cơ sở thực hành. Các xưởng thực hành có đủ điều kiện cần thiết về phương tiện kỹ thuật dạy học, ánh sáng, diện tích đảm bảo đáp ứng tốt cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên.
Về chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học Qua khảo sát kết quả được tổng kết trong số liệu thống kê dưới đây
Bảng 2.3. Bảng đánh giá chất lƣợng của các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học
STT Nội dung Mức độ đánh giá (MĐ), số ngƣời (N), tỷ lệ (%) MĐ Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu
1 Máy vi tính, máy in, scan N 0 45 92 298 15
2 Hệ thống âm thanh như loa, đài…
N 0 125 128 197
% 0 27,78 28,44 43,77
3
Các phương tiện kỹ thuật dạy học nghe nhìn như: đầu vi deo, máy chiếu…
N 0 92 254 104
% 0 20,44 56,44 23,11
4 Tài liệu cập nhật thông tư mới N 0 347 103 0 0 % 0 77,11 22,89 0 0 5 Các dụng cụ thí nghiệm N 0 158 201 91 0 % 0 35,11 44,67 20,22 0
6 Các phương tiện kỹ thuật dạy học thực hành, mô phỏng
N 0 211 131 108 0
% 0 46,89 29,11 24,00 7 Các loại phương tiện kỹ
thuật dạy học khác
N 0 125 218 107
% 0 27,77 48,45 23,78
Kết quả cho thấy chất lượng các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày một tốt hơn, tiện ích hơn. Song cơ bản chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay. Nhiều loại phương tiện kỹ thuật dạy học đã cũ, đã được đầu tư mua sắm từ lâu, tính đồng bộ hạn chế do vậy khó khăn cho cơng tác khai thác sử dụng.
+ Về hệ thống máy tính, máy in, máy scan… chất lượng còn hạn chế do được mua sắm từ lâu, có 66,22% đánh giá ở mức trung bình, thậm chí có 3,33 đánh giá ở mức độ yếu.
+ Về chất lượng hệ thống âm thanh đảm bảo cho q trình dạy học cũng cịn, 43,77% đánh giá ở mức trung bình, cịn lại ở mức khá và tốt
+ Về các phương tiện kỹ thuật dạy học nghe nhìn cũng cần phải nâng cao hơn nữa, có gần 80% đánh giá ở mức trung bình và khá.
phần mềm dạy học chất lượng đảm bảo tốt, song chất lượng cũng còn ở mức độ nhất định, có 22,89% đánh giá ở mức khá.
+ Về các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cơ bản khá tốt trở lên, song còn 20,22% đánh giá ở mức trung bình.
+ Các phương tiện kỹ thuật dạy học thực hành mô phỏng được đánh giá ở mức độ khá tốt, mức độ tốt chiếm 46,89%
+ Các loại phương tiện kỹ thuật dạy học khác nhìn chung chất lượng đảm bảo tốt, tuy nhiên tính đồng bộ và chất lượng cũng còn hạn chế, còn 23,78% đánh giá ở mức trung bình.
Từ kết quả cho thấy cịn nhiều loại phương tiện chất lượng chưa cao. Vì vậy, nhà trường cần có chế độ chính sách cũng như kế hoạch đầu tư nâng cấp về chất lượng phương tiện kỹ thuật dạy học một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời tăng cường các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng một cách thường xuyên.