Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 96 - 98)

3.3. Các giải pháp quản lýphƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở trƣờng

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý quản lý

dục, giảng viên, nhân viên về vai trò quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc đổi mới giáo dục, trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

* Mục đích của giải pháp

- Giúp cán bộ quản lý, giảng viên có khả năng tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.

- Giúp cho đội ngũ giảng viên nhận thức rõ vai trò quan trọng của phương tiện kỹ thuật dạy học như: việc gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên trong công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học thơng qua khóa đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, khóa đào tạo được thực hiện trong các khóa học ngắn hạn, các chương trình tập huấn của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để thực hiện hiệu quả khóa bồi dưỡng, nhà trường phải có trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ làm cơng tác quản lý, giảng viên về việc sử dụng và bảo quản phương tiện kỹ thuật dạy học.

Nội dung khóa tập huấn tập trung vào việc nâng cao khả năng kiểm tra đánh giá phương tiện kỹ thuật dạy học về tình trạng sử dụng, tình trạng hư hỏng và khả năng phối hợp với các bộ phận trong việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học theo kế hoạch tần suất sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học.

Ngoài ra, lớp bồi dưỡng cần quan tâm đến các hình thức bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phải đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên như: Bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tự bồi dưỡng của giảng viên thông qua đọc sách, khai thác thông tin trên mạng; hay tổ chức tham quan học hỏi từ các trường khác….

Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý quản lý giáo dục theo từng giai đoạn với nội dung cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng phải phù hợp với điều kiện của trường, nhu cầu của người học.

Tiến hành khảo sát lấy ý kiến về nhu cầu và điều kiện tham gia của giảng viên và cán bộ quản lý quản lý giáo dục trước khi tổ chức khóa bồi dưỡng để lựa chọn đối tượng, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và hiệu quả.

Sau khi thực hiện xong khóa đào tạo bồi dưỡng, cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá người học thông qua lấy ý kiến phản hồi về việc người học có đủ thơng tin, năng lực và điều kiện thực hiện hiệu quả công tác quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)