Thực trạng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 66 - 95)

2.3. Thực trạng đầu tƣ, bảo quản, sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy

2.3.3. Thực trạng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường

Nha Trang

Đánh giá về hiệu suất sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học ở nhà trường: Mục đích là đánh giá được hiệu suất sử dụng các loại phương tiện kỹ

thuật dạy học hiện có, thể hiện ở số lần sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học Trong một khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy mơn học đã quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến ở (bảng 2.8) cho thấy: Cơ bản phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên, học viên đánh giá hiệu suất sử dụng ở mức tốt và khá; còn 16,67% cán bộ quản lý, 16,39% giảng viên, 14,50% sinh viên đánh giá ở mức trung bình; một số ít đánh giá ở mức yếu (dưới 3%). Kết quả cho thấy hiệu suất sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học vẫn còn những hạn chế, cần phải có kế hoạch cụ thể đối với việc tăng cường tần suất và hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học.

Bảng 2.8. Đánh giá về hiệu suất sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học

Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 33 39,28 35 41,67 14 16,67 2 2,38 Giảng viên 116 32,24 179 48,90 60 16,39 11 3,00 Học viên 151 37,75 185 46,25 58 14,50 6 1,50 Đánh giá về tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của đội ngũ giảng viên: Trước hết đánh giá về mức độ thành thạo của giảng viên trong sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học là xét theo kỹ năng sử dụng của giảng viên và sinh viên trong quá trình sử dụng. Trình độ sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có được nâng cao không? Năng lực thực hành, khả năng tư duy lơgíc của học viên có được phát triển? Tỷ lệ khắc phục thành công các sự cố xảy ra về kỹ thuật và an tồn trong q trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học?

Kết quả ở (bảng 2.9) cho thấy có 80,96% cán bộ quản lý, 81,96% giảng viên, 81,5% học viên đánh giá mức độ thành thạo của giảng viên ở mức khá

và tốt; chỉ có số ít đánh giá ở mức trung bình (19,04% cán bộ quản lý, 18,04% giảng viên, 18,50% học viên). Kết quả cho thấy cơ bản đội ngũ giảng viên của trường sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học, đã biết kết hợp chặt chẽ giữa phương tiện và phương pháp trong truyền đạt kiến thức, khả năng ứng xử các thình huống sư phạm cao. Song cịn một số giảng viên việc sử dụng, khai thác hiệu quả các phương tiện còn hạn chế, đơi khi cịn lúng túng trong sử dụng, nên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng bài giảng.

Bảng 2.9. Mức độ thành thạo của giảng viên trong quá trình sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học

Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 20 23.82 48 57,14 16 19,04 0 0,0 Giảng viên 111 30,32 189 51,64 66 18,04 0 0,0 Học viên 123 30,75 203 50,75 74 18,5 0 0,0 Về mức độ sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên: Đây là khả năng khai thác thực tế của giảng viên và sinh viên so với tính năng kỹ thuật sư phạm của phương tiện kỹ thuật dạy học. Kết quả ở (bảng 2.10) cho thấy mức độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên trong quá trình giảng dạy là không đều, sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng có (28,57% cán bộ quản lý, 25,68% giảng viên, 23,35% học viên đánh giá), sử dụng ít có (4,76% cán bộ quản lý, 8,74% giảng viên, 11,25% học viên đánh giá). Điều này được giải thích là do, sự hiểu biết về chức năng, cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện kỹ thuật dạy học của một số giảng viên còn hạn chế, nên ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ sử dụng chúng trong dạy học. Đánh giá chung về lý do làm giảng viên ít sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học, qua tổng hợp kết quả điều tra ở (biểu đồ 2.2) cho thấy có nhiều nguyên

nhân dẫn đến giảng viên ít sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học, song phần lớn các ý kiến cho rằng phương tiện, phương tiện kỹ thuật dạy học còn thiếu nhiều; do cơ chế quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học khó khăn; một số ý kiến cho rằng do ngại sử dụng và do khơng có u cầu bắt buộc; một số ít cho rằng do thiếu kỹ năng sử dụng.

Bảng 2.10. Tần suất sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học của giảng viên

Đối tƣợng

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

SL % SL % SL %

Cán bộ quản lý 56 66,67 24 28,57 4 4,76

Giảng viên 240 65,57 94 25,68 32 8,74

Học viên 262 65,50 93 23,35 45 11,25

Về trình độ quản lý và vận hành phương tiện kỹ thuật dạy học của bộ phận quản lý: Qua kết quả khảo sát ở (bảng 2.11) cho thấy phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên cho rằng trình độ quản lý vận hành của cơ quan quản lý ở mức khá tốt; tuy nhiên vẫn còn 32,15% cán bộ quản lý, 30,87% giảng viên đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tổ chức quản lý, vận hành, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các phương tiện kỹ thuật dạy học. Cần phải được bồi dưỡng về kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên, đồng thời phải có quy chế, quy định rõ ràng để thực hiện tốt các khâu các bước trong quản lý.

Bảng 2.11. Mức độ quản lý và sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học của bộ phận quản lý Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 19 22,61 38 45,24 27 32,15 0 0,0 Giảng viên 85 23,22 168 45,90 113 30,87 0 0,0 Về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên và nhân viên: Đây là vấn đề mấu chốt trong việc phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện kỹ thuật dạy học, là việc làm cần thiết và luôn phải được quan tâm đúng mức. Kết quả đánh giá ở phần trên về mức độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học của một số giảng viên cịn hạn chế, đơi khi cịn lúng túng trong khai thác, sử dụng. Chính vì vậy, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng, thực hành cho đội ngũ giảng viên và nhân viên chuyên môn. Qua khảo sát thực tế (bảng 2.12) cho thấy có 41,67% cán bộ quản lý, 41,53% giảng viên đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên và nhân

viên ở mức thỉnh thoảng; 21,43% cán bộ quản lý, 22,40 giảng viên đánh giá ở mức thường xuyên; 36,90% cán bộ quản lý, 36,07% giảng viên đánh giá ở mức ít. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ hoạt động dạy học, nhà trường cần chú trọng việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học một cách thường xuyên, đáp ứng sự cập nhật những phương tiện mới hiện đại, giúp cho giảng viên và nhân viên có khả năng khai thác, sử dụng thành thạo. Đồng thời, cần có yêu cầu bắt buộc giảng viên trình bày nội dung bài giảng bằng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học đã được trang bị.

Bảng 2.12. Về đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên và nhân viên

Đối tƣợng Mức độ Thực hiện Thường xuyên Thực hiện Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 18 21,43 35 41,67 31 36,90 Giảng viên 82 22,40 152 41,53 132 36,07 Đánh giá về hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trong nhà trường. Kết quả (bảng 2.13) cho thấy, có 52,38% cán bộ quản lý, 57,65% giảng viên cho rằng nhà trường đã gửi cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đi học tập, bồi dưỡng ở nơi khác; 17,85% cán bộ quản lý, 18,03% giảng viên cho rằng nhà trường đã sử dụng chuyên gia của nhà trường hoặc mời chuyên gia đến bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên; số còn lại cho rằng nhà trường đã kết hợp cả 2 hình thức trên để đào tạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho giảng viên và nhân viên. Từ kết quả cho thấy nhà trường chưa

thường xuyên kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, do đó thời gian tới nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho đội ngũ giảng viên và nhân viên.

Bảng 2.13. Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học cho cán bộ quản lý, giảng viên và

nhân viên

TT Hình thức

Cán bộ

quản lý Giảng viên

SL % SL %

1

Gửi cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên

đi học tập, bồi dưỡng ở nơi khác 44 52,38 211 57,65

2

Sử dụng chuyên gia của nhà trường hoặc

mời chuyên gia đến bồi dưỡng, tập huấn 15 17,85 66 18,03

3 Kết hợp cả 2 hình thức trên 25 29,76 89 24,32

2.3.4. Thực trạng quản lý bảo quản

Phương tiện kỹ thuật dạy học được mua sắm đầu tư đã là khó khăn và rất quý giá, song để sử dụng duy trì được tốt, bền thì cần đẩy mạnh cơng tác bảo trì, duy tu bảo dưỡng, bảo quản coi đó là việc làm thường xuyên và cần thiết.

Quy trình bảo quản, bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học gồm các bước sau: Bước 1: Lập yêu cầu; Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu và kiểm tra; Bước 3: Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng; Bước 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi bảo dưỡng và thu hồi trang phương tiện kỹ thuật dạy học hư hỏng; Bước 5: Thanh toán

Bảng 2.14. Đánh giá việc thực hiện quy trình sửa chữa phƣơng tiện kỹ thuật dạy học

TT Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém

SL % SL % SL % SL %

1 Lập yêu cầu 210 46,7 92 20,4 83 18,4 65 14,5

2 Tiếp nhận và kiểm tra 205 45,5 89 19,8 85 18,9 71 15,8

3 Bảo quản 207 46,0 90 20,0 88 19,5 65 14,5

4 Nghiệm thu, ghi sổ 80 17,8 162 36,0 159 35,3 49 10,9

5 Thanh toán 39 8,7 165 36,7 185 41,1 61 13,6

- Bước 1: Lập yêu cầu: Các đơn vị có phương tiện kỹ thuật dạy học cần bảo dưỡng làm Phiếu đề nghị bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học được quy định theo mẫu có sẵn gửi Phịng chun trách. Kết quả khảo sát ý kiến của các đối tượng được điều tra cho thấy, công tác lập yêu cầu bảo dưỡng hiện nay được đánh giá tương đối tốt, với 46,67% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 20,04% đánh giá ở mức tốt. Do đây là bước được làm theo mẫu có sẵn nên việc thực hiện rất đơn giản, khơng gây khó khăn lớn cho đơn vị lập yêu cầu bảo dưỡng. Tuy nhiên, cũng xuất hiện khơng ít các trường hợp nộp yêu cầu bảo dưỡng về Phịng chun trách muộn hoặc khơng đúng quy cách. Do đó cũng có một số cán bộ quản lý đánh giá rằng khâu này vẫn còn kém (14,5%).

- Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu bảo dưỡng và kiểm tra: Phòng chuyên trách tiếp nhận Phiếu đề nghị bảo dưỡng trang phương tiện kỹ thuật dạy học và kiểm tra tình trạng của phương tiện kỹ thuật dạy học khi phiếu đề nghị được điền đầy đủ nội dung. Việc tiếp nhận những phương tiện kỹ thuật dạy học hỏng, cần bảo dưỡng là hoạt động phức tạp. Qua đánh giá của các cán bộ quản lý cho thấy, có 45,5% ý kiến cho rằng đây là cơng tác thực hiện rất tốt; 19,8% đánh giá ở mức độ tốt và 18,9% đánh giá ở mức bình thường.

- Bước 3: Tổ chức bảo dưỡng: Phòng chuyên trách tiến hành bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học ngay. Công đoạn bảo dưỡng tốn khá nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều vào tình trạng hỏng hóc của phương tiện kỹ thuật dạy học, đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Theo đánh giá, có tới 19,5% cán bộ quản lý cho rằng đây là cơng tác ở mức bình thường và 16,5% ý kiến đánh giá ở mức kém.

Theo kết quả khảo sát về thời gian bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học cho thấy, hầu hết các phương tiện kỹ thuật dạy học được bảo dưỡng kịp thời. Trong đó, tỷ lệ phương tiện kỹ thuật dạy học được bảo dưỡng trong 1 -3 ngày chiếm tới 68,25%; có 25,32% số phương tiện kỹ thuật dạy học sửa trong 1 tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thời gian bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học kéo dài, một trong những nguyên nhân được các cán bộ quản lý đưa nhiều nhất đó là do phụ tùng thay thế phương tiện kỹ thuật dạy học ở Việt Nam hiện nay chưa có. Bởi vậy nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học hỏng, sau khi báo cáo và phải lên kế hoạch để các đơn vị thi công nhập khẩu về. Thời gian chờ đợi việc nhập các phụ tùng chiếm tới 2/3 đến 3/4 thời gian bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật dạy học. Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có một tỷ lệ ít phương tiện kỹ thuật dạy học phải bảo dưỡng trong vòng 1 tháng, với 4,38%. Hầu hết các phương tiện kỹ thuật dạy học này tìm kiếm phụ tùng thay thế ngay trong nước rất khó khăn. Cũng có tới 1,15% số phương tiện kỹ thuật dạy học trong phải lưu kho đợi thanh lý, nguyên nhân do quá cũ hoặc hỏng hóc nặng, khơng thể thay thế được.

- Bước 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi bảo dưỡng và thu hồi phương tiện kỹ thuật dạy học hư hỏng: Các linh kiện, phụ tùng thay thế (nếu có) phải được nghiệm thu chất lượng trước khi tiến hành thay thế. Kết quả điều tra cho thấy, công tác nghiệm thu, ghi sổ theo dõi bảo dưỡng và thu hồi phương tiện kỹ thuật dạy học hư hỏng được đánh giá ở mức tốt và rất tốt với 53,8%, có 35,3% đánh giá ở mức trung bình.

- Bước 5: Thanh tốn: Chậm nhất 01 tuần, Phịng chun trách gửi đến Phịng Tài chính kế tốn hồ sơ thanh tốn, thời gian thực hiện không quá 02 tuần kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh tốn. Kết quả điều tra cho thấy, cơng tác thanh tốn có 41,1% đánh giá ở mức độ bình thường có 41,1% và 13,6% đánh giá ở mức độ kém.

Biểu đồ 2.2: Thời gian sửa chữa các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học bị hỏng trong năm

2.4. Thực trạng về công tác quản lý phƣơng tiện kỹ thuật dạy học ở trƣờng Đại học Nha Trang trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0

2.4.1. Thực trạng quản lý việc trang bị

Thực trạng công tác quản lý việc đầu tư trang bị PTKTDH tại trường Đại học Nha Trang bước đầu đã đạt được một số tín hiệu khả quan như: Nhà trường đã có cơ chế dành 1 khoản tài chính đáng kể để phục vụ nhu cầu mua sắm trang bị PTKDH, việc mua sắm được thực hiện công khai minh bạch, công tác lập dự tốn, cân đối kinh phí đầu tư trang bị PTKTDH làm khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau: Việc mua sắm bổ sung phương tiện kỹ thuật dạy học, nhất là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại chủ yếu mang tính tự phát mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa lập được kế hoạch trang bị PTKTDH dài hạn mang tính đồng bộ, kế thừa vì chưa có sự chỉ đạo sát sao trong cơng tác tổ chức điều tra, kiểm kê, đánh giá thực trạng PTKTDH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)