Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 26 - 28)

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.3. Quản lý nhà trường

Trong cuốn "Cơ sở lý luận của khoa học QLGD", tác giả M.I.Kônđacốp đã viết " Khơng địi hỏi một định nghĩa hồn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về mặt kinh tế xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên". [24, tr. 316].

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Việc quản lý nhà trường đại học (có thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy, học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục". [14, tr. 71]

Cũng theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng sinh viên". [15, tr. 71].

Theo tác giả Trần Kiểm. "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng sinh viên” 17.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục".

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong phạm vi xác định, đó là nhà trường - đơn vị giáo dục cơ sở.

Quản lý nhà trường là quản lý có tính chất chung đó là quản lý quá trình hoạt động được thực hiện trên những nguyên lý, những cơ sở chung của quy luật quản lý, đồng thời quản lý nhà trường có nét riêng mang tính đặc thù của quản lý giáo dục.

Do vậy, quản lý nhà trường cần phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý, quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu đào tạo chung.

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ.

Công tác quản lý trường học là vô cùng quan trọng bao gồm sự quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Người làm công tác quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên hệ chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

Người ta có thể phân tích q trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

M : Mục tiêu dạy học N : Nội dung dạy học P : Phương pháp dạy học GV : Giảng viên

SV : Sinh viên ĐK : Điều kiện QL : Quản lý

Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại trường đại học nha trang trong xu thế cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)