Mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 27 - 29)

1.3. Quá trình đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề

1.3.2. Mục tiêu đào tạo

Kim chỉ nam cho các hoạt động dạy nghề chính là mục tiêu đào tạo nghề. Mọi hoạt động trong các cơ sở dạy nghề được lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Trường Cao đẳng nghề là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trường Cao đẳng nghề có ba trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Mỗi trình độ đào tạo lại có mục tiêu đào tạo riêng để hướng tới thực hiện mục

tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp. Dưới đây là mục tiêu của chung của giáo dục nghề nghiệp và mục tiêu cụ thể của từng trình độ đào tạo.

1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được

các cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện cơng việc.

Ngoài ra, mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng nghề còn được quy định cụ thể hơn trong Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề: “Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng nghề nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế; có đạo đức,

điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo

việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.”

Nói tóm lại, mục tiêu đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo hệ cao đẳng nghề, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người học sinh, mà quá trình đào tạo phải đạt được, nó phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhân cách của người học sinh, sau khi được đào tạo. Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đào tạo. Nếu mục tiêu đào tạo phản ánh sát thực tế các yêu cầu của xã hội thì người học sinh được đào tạo có chất lượng, sau khi ra trường sẽ có khả năng phục vụ với hiệu suất và chất lượng cao, tức là hiệu quả đào tạo sẽ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 27 - 29)