Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo hệ cao đẳng nghề phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 88 - 91)

3.2. Các biện pháp quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề

3.2.4Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo hệ cao đẳng nghề phù hợp

hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

* Mục tiêu

- Khai thác, sử dụng tối đa về cơ sở vật chất, phịng học, trang thiết bị, kinh phí, đội ngũ giáo viên hiện có của nhà trường để phục vụ cho q trình đào tạo.

- Nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở sử dụng các điều hiện hiện có theo hướng cơng nghệ hiện đại của khu vực và thế giới.

* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện

+ Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới khu giảng đường; trung tâm hỗ trợ học tập (phòng thư viện, phòng tra cứu, phòng Internet...), khu xưởng thực hành, thực tập; khu làm việc, hội họp; khu thể thao, giải trí của sinh viên đảm bảo đủ diện tích, khang trang hiện đại; quy hoạch xây dựng mới khu ký túc xá đúng tiêu chuẩn đảm bảo các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí;

+ Bổ sung thiết bị cơ bản đủ để sinh viên thực hành, thực tập; đủ các thiết bị để phục vụ công tác đào tạo các nghề trọng điểm của Nhà trường để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội.

+ Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với Ban Quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn và các vùng lân cận nhằm hợp tác đào tạo và trao đổi khai thác, sử dụng có hiệu quả những thiết bị có cơng nghệ hiện đại.

- Cách thực hiện

Giai đoạn lập kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu lao động trên địa bàn và khu vực lân cận, chú ý nhu cầu lao động có trình độ sử dụng thiết bị công nghệ cao, xây dựng kế hoạch liên kết và hợp tác đào tạo với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất;

- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy theo hướng công nghệ hiện đại; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, khai thác và sử dụng triệt để trang thiết bị giảng dạy đã được đầu tư.

Giai đoạn tổ chức thực hiện

- Thành lập Phòng Quản lý dự án nhằm theo dõi, chỉ đạo và tổ chức đấu thầu xây dựng các cơng trình trong nhà trường theo quy hoạch tổng thể mà đã được UBND Thành phố phê duyệt;

- Tổ chức công tác mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại theo đúng quy định của các văn bản Nhà nước ban hành; tổ chức tốt công tác bàn giao thiết bị và chuyển giao công nghệ giữa nhà cung cấp thiết bị với cán bộ, giáo viên ở các khoa, tổ chun mơn có liên quan;

- Tổ chức cho CBGV trực tiếp giảng dạy nắm vững quy trình sử dụng và khai thác có hiệu quả tất cả các loại trang thiết bị đã được đầu tư. Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để khi GV lên lớp các trang thiết bị dạy học được đưa vào quá trình đào tạo, kiên quyết chấm dứt tình trạng “dạy chay” ở một số giáo viên như hiện nay;

- Xây dựng quy chế hoạt động, tiến hành củng cố, nâng cấp và mở rộng các xưởng thực hành để có điều kiện vừa đào tạo, vừa có thể gia cơng, sản xuất ở một số nghề mà nhu cầu xã hội đang cần;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác phục vụ như: cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các bộ phận trong nhà trường; xây dựng quy trình tổ chức mua sắm và cấp phát phôi liệu, nguyên liệu cho HSSV thực tập, thực hành đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm;

- Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả CBGV trong tồn trường sử dụng thành thạo phịng học đa phương tiện, có khả năng sử dụng, quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống mạng vi tính, hệ thống Internet và các chương trình phần mềm của các thiết bị dạy học công nghệ cao trong nhà trường.

- Chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng các đề án liên quan đến phát triển nhà trường;

- Chỉ đạo Phòng Quản trị phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn xây dựng các nội quy, quy chế về việc quản lý, sử dụng và khai thác các trang thiết bị phục vụ giảng dạy; xây dựng thí điểm mơ hình vừa giảng dạy, vừa sản xuất ở một số phân xưởng như: Cơ khí cắt gọt, Hàn và Điện cơng nghiệp, Vẽ thiết kế cơ khí, …; chỉ đạo Phịng Đào tạo và Phịng Kế tốn- Tài chính tham mưu Ban giám hiệu ký kết các hợp đồng cần thiết giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và khách hàng;

- Chỉ đạo cho các phịng, khoa chun mơn tham mưu Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức cho CBGV tham quan học tập kinh nghiệm về sử dụng và quản lý thiết bị dạy học tại một số trường cũng như cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có uy tín;

- Chỉ đạo cho các bộ phận chức năng cùng với thư viện xây dựng kế hoạch tăng đầu sách; tập trung sách chuyên môn, sách nghiên cứu tham khảo. Phối hợp với cơng đồn, đồn TNCSHCM phát động các phong trào thi đua có chủ điểm, cần tập trung vào các nội dung thúc đẩy dạy tốt, học tốt; trong đó cần quan tâm đến phong trào viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết tài liệu và giáo trình, làm đồ dùng dạy hoc và chế tạo thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.

Giai đoạn kiểm tra, đánh giá

- Ban giám hiệu trực tiếp kiểm tra kết quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ công tác đào tạo thông qua Hội đồng kiểm kê mỗi học kỳ một lần; Hội đồng kiểm kê tài sản của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập; từ kết quả kiểm tra, kiểm kê của hội đồng mà đánh giá được hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ cơng tác đào tạo; từ đó, xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa và mua sắm mới;

- Tổ chức bồi dưỡng công tác quản lý, kiểm tra, kiểm kê và đánh giá cho cán bộ phụ trách phân xưởng; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường; phản ánh kịp thời cơng tác

này cho trưởng, phó các khoa, tổ chuyên môn; và đây là nội dung được báo cáo trong hội nghị giao ban chuyên môn hằng tuần của nhà trường.

- Chỉ đạo cơng đồn, đồn TNCSHCM trong các phong trào thi đua, tùy theo từng chủ điểm đưa nội dung kiêm tra, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ công tác đào tạo.

* Điều kiện thực hiện

- Có sự quan tâm đầu tư kinh phí trong cơng tác xây dựng cơ bản của UBND thành phố Hà Nội và đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học trong Đề an trường được đầu tư trọng điểm cấp độ quốc tế.

- Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL phải được thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng việc quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả thiết bị công nghệ cao.

- Công tác quản lý trong nhà trường được phân cấp hợp lý; Ban giám hiệu quán triệt việc thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ và xây dựng quy chế phối hợp làm việc giữa Đảng ủy - Ban giám hiệu - Các phòng, khoa, tổ, CBGV - Các đoàn thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 88 - 91)