1.4. Nhu cầu doanh nghiệp đối với sản phẩm đào tạo
1.4.2 Kỹ năng tự phát triển nghề nghiệp
Tự học và tự nghiên cứu là kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ thông tin phát triển. Các kỹ năng này giúp con người chiếm lĩnh kho tàng tri thức, kỹ năng rộng lớn của con người.
Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc học tập của con người. Những bước dưới đây sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả, đem lại kết quả học tập tốt hơn.
Các bước rèn luyện kỹ năng tự học: - Lập kế hoạch
- Công cụ ghi nhớ - Sơ đồ tư duy
- Thời gian học ở lớp
- Chủ động học chứ không thụ động: - Ghi chú thật cẩn thận:
- Luôn học ngay tại bàn: - Kiên trì và cần cù:
Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian làm việc sau này của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh đến nỗi mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới khiến ta lạc hậu nếu như khơng chịu tự học. Nếu bạn khơng có kỹ
năng tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau và đứng sau mãi mãi.
Để đạt kết quả tốt trong tự học, người tự học cần nắm vững những kỹ năng, phải rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng. Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể chia kỹ năng tự học làm bốn nhóm sau:
Thứ nhất: Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học. Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các mơn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.
Thứ hai: Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp. Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ơn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.
Thứ ba: Kỹ năng ơn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện). Kỹ năng ơn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy bằng ngơn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lơgic có thể có cả kiến thức cũ và mới. Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Thứ tư: Kỹ năng đọc sách. Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép.
Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã, đang và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thơng tin có vai trị rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Do đó các kỹ năng cơng nghệ thơng tin là rất cần thiết đối với người lao động, kỹ năng công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí quan trọng của các nhà tuyển dụng, để đánh giá lao động.
Các kỹ năng cơ bản về cơng nghệ thơng tin cần phải có để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp:
- Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản: Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin, cơ bản về an tồn thơng tin…
- Sử dụng máy tính cơ bản: Làm việc với hệ điều hành, quản lý file/folder, sử dụng một số phần mềm tiện ích (nén/giải nén, diệt virus…), sử dụng tiếng Việt trên máy tính.
- Xử lý văn bản cơ bản: Microsoft Word cơ bản - Sử dụng bảng tính cơ bản: Microsoft Excel cơ bản
- Sử dụng trình chiếu cơ bản: Microsoft PowerPoint cơ bản
- Sử dụng Internet cơ bản: Sử dụng trình duyệt web, truy cập trang web, gửi nhận thư điện tử, tìm kiếm thơng tin…
- Kỹ năng chuyên ngành đối với công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
1.5. Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp