Biện pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 83 - 85)

3.2. Các biện pháp quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề

3.2.2. Biện pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề theo

theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

* Mục tiêu

Phát triển chương trình đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề cho các nghề đào tạo của Nhà trường chưa theo hướng gắn với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong thủ đô và khác khu vực lân cận.

Hoàn thiện nội dung chương trình của một số nghề đã xây dựng theo hướng gắn với nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện

Phát triển chương trình gắn với các nội dung sau: - Phân tích nhu cầu đào tạo và hồn thiện chuẩn đầu ra - Từ CĐR đã hoàn thiện, hoàn thiện nội dung đào tạo - Hoàn thiện phương thức tổ chức đào tạo

- Hoàn thiện các hình thức tổ chức dạy học hướng vào việc thực hiện CĐR

- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo và mức độ thực hiện CĐR.

Rà sốt chương trình đào tạo của các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề của Nhà trường chưa theo thướng nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và các nghề cần phải hoàn thiện.

Xây dựng kế hoạch triển khai để có kế hoạch chi tiết, cụ thể các công việc cần thực hiện và thời gian, nguồn lực cần phải có.

Chuẩn bị các nguồn lực về cơ cấu nhân sự, tài chính và các thơng tin cần thiết khác.

Thực hiện đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Ban hành bộ chương trình đào tạo các nghề hệ cao đẳng nghề theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Thực hiện theo bộ chương trình mới được ban hành, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện của các cá nhân, đơn vị liên quan.

- Cách thực hiện

+ Các khoa chuyên môn của nhà trường sẽ rà sốt tất cả chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề của Nhà trường theo các yêu cầu về nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên để sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Các khoa gửi phản hồi cho đơn vị chức năng là phòng Đào tạo để tổng hợp và thực hiện bước tiếp theo.

+ Lập kế hoạch thực hiện việc đổi mới, hồn thiện lại chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

+ Thành lập hội đồng chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề, bao gồm các thành phần tham gia là đại diện Ban giám hiệu, trưởng các bộ mơn, trưởng khoa, trưởng phịng Đào tạo, trưởng trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, đại điện các doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo nghề của Nhà trường.

+ Thực hiện chỉnh sửa, bổ sung và góp ý về chương trình đào tạo của Nhà trường theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

+ Chủ tịch Hội đồng xem xét, phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo đã được đổi mới và hồn thiện.

+ Phịng Đào tạo tổ chức thực hiện đào tạo theo chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình đào tạo của giáo viên, các khoa chuyên mơn để có những điều chỉnh cho phù hợp.

* Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu cần chỉ đạo xát sao về việc thực hiện đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề tại Nhà trường.

- Doanh nghiệp cần tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến, xây dựng và bổ sung chương trình đào tạo của trường.

- Muốn chương trình đào tạo khả thi thì cần có những điều kiện hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, …Doanh nghiệp là nơi sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp do vậy muốn những sinh viên này là được việc ngay sau khi ra trường thì cần cung cấp máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp để hiện thực hóa chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên và đào tạo sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 83 - 85)