Khảo nghiệm các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 96)

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp nhằm kiểm chứng lại và đánh giá hiệu quả của các giải pháp mà tác giả đề xuất.

3.4.2 Các bước khảo nghiệm

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhằm quản lý hoạt động đào tạo hệ cao đẳng nghề tại Nhà trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Để khẳng định giá trị thực tiễn, tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội và các doanh nghiệp. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến.

Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý đào tạo theo 2 tiêu chí:

Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết; tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra.

nghiệp trong trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Đối tượng được chọn gồm: 197 người trong đó gồm 20 CBQL, 97 giáo viên, 50 sinh viên và 30 doanh nghiệp.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra và tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu.

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm về các biện pháp đề xuất đối với các khách thể được lựa chọn. Cách tính điểm các tiêu chí điều tra về các biện pháp quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp như sau:

Tính cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Mức độ cụ thể như sau: Mức độ rất cần thiết: 2,5 ≤ X ≤ 3; Mức độ cần thiết: 1,5 ≤ X ≤ 2,49; Mức độ khơng cần thiết: X < 1,5.

Tính khả thi: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm. Mức độ cụ thể như sau: Mức độ rất khả thi: 2,5 ≤ X ≤ 3; Mức độ khả thi: 1,5 ≤ X ≤ 2,49; Mức độ không khả thi: X < 1,5.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 dưới đây.

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp QLĐT hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh

nghiệp Stt Nội dung Mức độ cần thiết Điểm trung bình Thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Hoàn thiện và đổi mới mục tiêu đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

173 88% 24 12% 0 0% 2.9 1

2

Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo

hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

3

Hoàn thiện và đổi mới việc đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong đào tạo nghề

164 83% 29 15% 4 2% 2.8 2.5

4

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

159 81% 38 19% 0 0% 2.8 2.5

5

Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường

15 8% 182 92% 0 0% 2.1 5

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp QLĐT hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu

doanh nghiệp

Kết khảo nghiệm cho ta thấy có tới 81% ý kiến đánh giá các biện pháp được đề xuất là cần thiết đối với quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường

Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Điều này cho thấy có sự thống nhất cao giữa các ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất.

Cụ thể ở các biện pháp như sau:

Biện pháp 1, mức độ rất cần thiết có 88% ý kiến đánh giá, mức độ cần thiết có 12% ý kiến đánh giá và 0% ý kiến đánh giá về mức độ không cần thiết của biện pháp này.

Biện pháp 2, mức độ rất cần thiết có 19% ý kiến đánh giá, mức độ cần thiết có 81% ý kiến đánh giá và 0 % ý kiến đánh giá về mức độ không cần thiết của biện pháp này.

Biện pháp 3, mức độ rất cần thiết có 83% ý kiến đánh giá, mức độ cần thiết có 15% ý kiến đánh giá và chỉ có 2% ý kiến đánh giá về mức độ khơng cần thiết của biện pháp này.

Biện pháp 4, mức độ rất cần thiết có 81% ý kiến đánh giá, mức độ cần thiết có 19% ý kiến đánh giá và 0% ý kiến đánh giá về mức độ không cần thiết của biện pháp này.

Biện pháp 5, mức độ rất cần thiết có 8% ý kiến đánh giá, mức độ cần thiết có 92% ý kiến đánh giá và 0% ý kiến đánh giá về mức độ không cần thiết của biện pháp này.

Vậy qua điểm trung bình của các biện pháp ta thấy biện pháp thứ 1 điểm trung bình cao nhất là 2.9 điểm, tiếp theo là biện pháp số 2,3 có điểm trung bình là 2.8 điểm, biện pháp thứ 2 có điểm trung bình là 2.2 điểm, biện pháp thứ 5 có điểm trung bình là 2.1. Điều này cho ta thấy trong năm biện pháp thì biện pháp thứ 1 là cần thiết nhất, tiếp theo đó lần lượt là các biện pháp 3 biện pháp 4, biện pháp 2 và cuối cùng là biện pháp 5.

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp QLĐT hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh

nghiệp Stt Nội dung Mức độ khả thi Điểm trung bình Thứ hạng Rất khả

thi Khả thi khả thi Không

SL % SL % SL %

1

Hoàn thiện và đổi mới mục tiêu đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

101 51% 96 49% 0 0% 2.5 1

2

Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

48 24% 144 73% 5 3% 2.2 3

3

Hoàn thiện và đổi mới việc đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong đào tạo nghề

27 14% 168 85% 2 1% 2.1 4

4

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

65 33% 122 62% 10 5% 2.3 2

5

Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường

Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp QLĐT hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu

doanh nghiệp

Kết khảo nghiệm và sơ đồ trên cho ta thấy tất cả các biện pháp tác giả đề xuất đều khả thi. Điều này cho thấy có sự thống nhất tương đối cao giữa các ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Cụ thể ở các biện pháp như sau:

Biện pháp 1, mức độ rất khả thi có 51% ý kiến đánh giá, mức độ khả thi có 49% ý kiến đánh giá và 0% ý kiến đánh giá về mức độ không khả thi của biện pháp này.

Biện pháp 2, mức độ rất khả thi có 24% ý kiến đánh giá, mức độ khả thi có 73% ý kiến đánh giá và chỉ có 3% ý kiến đánh giá về mức độ không khả thi của biện pháp này.

Biện pháp 3, mức độ rất khả thi có 14% ý kiến đánh giá, mức độ khả thi có 85% ý kiến đánh giá và chỉ có 1% ý kiến đánh giá về mức độ không khả thi của biện pháp này.

Biện pháp 4, mức độ rất khả thi có 33% ý kiến đánh giá, mức độ khả thi có 62% ý kiến đánh giá và chỉ có 5% ý kiến đánh giá về mức độ khơng khả thi của biện pháp này.

Biện pháp 5, mức độ rất khả thi có 13% ý kiến đánh giá, mức độ khả thi có 64% ý kiến đánh giá và 23% ý kiến đánh giá về mức độ không khả thi của biện pháp này.

Qua điểm trung bình của các biện pháp ta thấy biện pháp thứ nhất có điểm trung bình cao nhất là 2.5, tiếp theo là biện pháp thứ 4 có điểm trung bình là 2.3, biện pháp số 2 có điểm trung bình là 2.2, biện pháp số 3 có điểm trung bình là 2.1 và biện pháp thứ 5 có điểm trung bình thấp nhất là 1.9. Điều này cho ta thấy trong năm biện pháp thì biện pháp thứ 1 được đề xuất mang tính khả thi cao nhất, tiếp theo đó lần lượt là các biện pháp thứ 4, biện pháp thứ 2, biện pháp thứ 3 và cuối cùng là biện pháp thứ 5.

Nói tóm lại, các biện pháp được tác giả đề xuất đều có cần thiết và khả thi đối với hoạt động quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên để các biện pháp thực sự có hiệu quả thì cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa sự quản lý nhà nước, của bậc giáo dục nghề nghiệp, chính quyền tại Nhà trường và các doanh nghiệp để tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp. Mặt khác, các bộ phận chức năng phải biết vận dụng phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể sao cho phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhằm tạo nên những tác động tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai.

Độ tương quan của các ý kiến đánh giá giúp ta có thể kết luận các ý kiến đánh giá có tương quan với nhau không và mức độ tương quan giữa chúng. Để xác định mức độ tương quan ta dùng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc R.Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi như sau:

Trong đó: Rxy: là hệ số tương quan

D: là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng cần so sánh; n: là số đơn vị được nghiên cứu

Bảng 3.3: Độ tương quan giữa đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QLĐT tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiêt Tính khả thi D2 X Thứ bậc Ȳ Thứ bậc 1

Hoàn thiện và đổi mới mục tiêu đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

2.9 1 2.5 1 0

2

Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

2.2 4 2.2 3 1

3

Hoàn thiện và đổi mới việc đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong đào tạo nghề

2.8 2.5 2.1 4 0.25

4

Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại

2.8 2.5 2.3 2 0.25

5

Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường

Biểu đồ 3.3: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đào

Với hệ số tương quan thứ bậc R = 0.93 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và rất chặt chẽ. Có nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp được các khách thể điều tra có ý kiến là phù hợp và thống nhất với nhau. Tức là các biện pháp quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp càng cần thiết thì tính khả thi của các biện pháp càng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý đào tại hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đào tạo nghề vẫn không tránh khỏi những vướng mắc và bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại Nhà trường tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất. Các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi.

Các giải pháp pháp trên được xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý đào tạo. Để các biện pháp quản lý đào tạo tại Nhà trường có hiệu quả thì các biện pháp cần thực hiện một cách hệ thống và đồng bộ với nhau do các biện pháp có sự tương tác, hỗ trợ với nhau. Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp để thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đào tạo là một công tác quan trọng trong mỗi cơ sở dạy nghề. Đào tạo nghề được chia ra làm ba trình độ, trình độ cao đẳng nghề là trình độ cao nhất trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp và có tầm quan trọng đối với một trường Cao đẳng nghề. Để nhà trường phát triển bền vững thì cơng tác quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề phải thực sự đem lại hiệu quả. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội tác giả đã nghiên cứu lí luận, thực tiễn quản lý quá trình đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý quá trình đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Quản lý quá trình đào tạo là một hoạt động cần thiết và cấp bách đối với Nhà trường trong giai đoạn hiện nay để phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp hiện nay. Công tác quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề của Nhà trường hiện nay đã đạt được những thành tích nhất định. Trước thuận lợi và khó khăn của Nhà trường địi hỏi cần phải có những biện pháp trong cơng tác quản lý q trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận về cơng tác quản lý đào tạo ở trong nước và ngoài nước, thực tiễn của Nhà trường từ đó đã đề xuất 5 biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề ại trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)