Năng lực nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 36 - 40)

1.4. Nhu cầu doanh nghiệp đối với sản phẩm đào tạo

1.4.1 Năng lực nghề nghiệp

Năng lực nghề nghiệp là tập hợp kiến thức, kỹ năng và ý thức thaois độ nghề nghiệp của một người lao động ở một nghề nghiệp cụ thể. Nawmg lực nghề nghiệp cũng thể hiện ở khả năng tư duy, kỹ năng thực hiện các công việc liên quan đến nghề nghiệp và gắn với phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người lao động .. Kỹ năng nghề nghiệp cũng có kỹ năng cứng đó là khả năng thao tác. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ gắn với nghề và kỹ năng mềm

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, khơng mang tính chun mơn, khơng thể sờ nắm, khơng phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

* Các dạng kỹ năng mềm

Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khun “hãy nhìn cốc nước cịn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại cơng sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.

Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này khơng chỉ mang tính cộng tác mà cịn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

– Nhìn thẳng vào mắt người đối diện – Đừng tỏ ra bồn chồn

– Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực

– Khơng nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề – Phát âm chính xác

– Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác: Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc bạn làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém. Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng khơng kém.

Kỹ năng giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người nhằm mục tiêu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp có một số đặc trưng cơ bản: Đó là một quá trình trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp; Trong q trình đó, con người ý thức được phương tiện, mục đích, nội dung cần đạt được khi tiếp xúc với người khác; Giao tiếp giúp đơi bên hiểu nhau, đó là một quan hệ xã hội có nội dung xã hội.

Kỹ năng giao tiếp có vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người khơng thể hình thành và phát triển nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.

Trong giao tiếp, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Mỗi chủ thể giao tiếp là một thực thể tâm lý-xã hội, là một nhân cách với những thuộc tính tâm lý, trí tuệ, tình cảm … khác nhau và đều có vai trị vị trí nào đó trong xã hội.

Giao tiếp tích cực có tác dụng tạo sự tương giao tốt đẹp, tác động tốt đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ngược lại, giao tiếp tiêu cực tạo cho con người sự đau khổ, căng thẳng, xa sút bản chất người ở những mức độ khác nhau. Theo các nhà tâm lý học, dựa vào đặc điểm giao tiếp của một người chúng ta có thể biết được tính cách của người đó.

Giao tiếp là cách thức thông tin truyền từ nguồn tin đến nơi tiếp nhận và được hiểu đúng. Phần cuối của định nghĩa này là quan trọng nhất, vì nếu thơng tin khơng được hiểu đúng nghĩa là nó được truyền đi không đúng cách.

Nguồn và nơi tiếp nhận có thể là cá thể hoặc nhóm cá thể, mà khơng nhất thiết phải là con người. Ví dụ khi chó nhà tơi sủa và ngậm theo xích của nó, tơi hiểu là nó muốn tơi dắt đi chơi. Trong ví dụ này, nguồn thơng tin là chú chó, cịn nơi tiếp nhận là tơi.

Thơng tin có thể là một mẩu tin hoặc một tập hợp các dữ kiện. Thơng tin có thể là ý kiến, phân cơng, câu hỏi, yêu cầu, đề nghị, tuyên bố,...

Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm.

Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:

- Tơn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tơn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.

- Biết giao tiếp hiệu quả, tơn trọng, đồn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.

- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.

- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hồn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.

- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.

Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội hiện đại, bởi vì:

- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.

- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.

- Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.

Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 36 - 40)