Kế hoạch nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

1.3. Quá trình đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề

1.3.3. Kế hoạch nội dung chương trình đào tạo

Trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trình độ đào tạo cao đẳng nghề mà kế hoạch, nội dung phương pháp và chương trình của hệ này trong trường Cao đẳng nghề được cụ thể hóa và có đặc điểm khác biệt so với các trình độ sơ cấp nghề và trung cấp nghề.

* Kế hoạch: Kế hoạch đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) của từng nghề đào tạo,

trong từng năm do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của trường phê duyệt. Trong một bản kế hoạch đào tạo nghề gồm các nội dung sau :

+ Tên nghề đào tạo

+ Tóm tắt mục tiêu đào tạo

+ Trình độ tuyển sinh và thời gian đào tạo tồn khố

+ Phân bổ thời gian cho các hoạt động của toàn khoá học (Theo đơn vị tuần lễ)

+ Danh mục môn học và phân bổ thời gian (Theo tiết học cho môn học lý thuyết, theo giờ học cho môn học thực hành) cho từng môn học trong học kỳ, năm học tồn khố

+ Các môn thi, kiểm tra cuối học kỳ, năm học và các môn thi tốt nghiệp + Hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo

Kế hoạch và chương trình đào tạo cho từng nghề là căn cứ để quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.

* Nội dung, chương trình dạy nghề hệ cao đẳng nghề:

Nội dung và chương trình đào tạo nghề là một tổng thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học liên kết với nhau theo logic khoa học và logic nhận thức. Vận dụng các kiến thức kỹ thuật cơ sở để tiếp thu, nhận thức kiến thức chuyên mơn nghề từ đó hình thành năng lực tư duy kỹ thuật, thực tiễn và sáng tạo. Kế hoach và chương trình đào tạo phải thoả mãn các nguyên tắc sư phạm của q trình giảng dạy, đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo và có tính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thơng dọc và ngang, thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường sức lao động.

Nội dung đào đạo cần:

1. Tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp; đảm bảo tính thiết thực và hiện đại, phù hợp với kỹ thuật và công nghệ;

2. Phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật với rèn luyện kỹ năng thực hành, đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề;

3. Được thể hiện thành chương trình chi tiết; phải có tài liệu, giáo trình để giảng dạy và học tập.

* Chương trình đào tạo:

Chương trình của hệ cao đẳng nghề trong trường Cao đẳng nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Thể hiện được mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng nghề; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mơ-đun, tín chỉ, mơn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;

b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến

thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thơng giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 29 - 31)