Các nguyên tắc đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 80 - 82)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả có nghĩa là các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, phù hợp với khả năng của người thực hiện và trong thời gian nhất định để hoàn thành. Nếu biện pháp có chất lượng chưa chắc biện pháp đó có hiệu quả vì vấn đề về lãng phí thời gian, cơng sức và tiền của,…Do vậy nguyên tắc này giúp người quản lý khi đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngoài việc xem xét đến chất lượng của cơng việc thì cịn phải chú ý đến tính hiệu quả.

Nguyên tắc này đòi hỏi cần phải nắm vững nội dung, nguyên tắc, nắm vững được diễn biến tình hình, diễn biến của đối tượng quản lý để từ đó sáng tạo, đề ra những biện pháp thích hợp.

Đáp ứng yêu cầu hiện nay giáo dục cũng được coi là hoạt động phi lợi nhuận do đó nguyên tắc này cần cán bộ quản lý được chú trọng hơn nữa trong khi đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo vừa có chất lượng, vừa tạo được tính hiệu quả cho công tác đào tạo của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống của các biện pháp quản lý đòi hỏi phải đảm bảo sự thống nhất, liên tục, ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chọn để quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp không chồng chéo nhau, không mâu thuẫn nhau cả về nội dung lẫn tư tưởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ trong khi đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo là sự nối tiếp thông suốt giữa các biện pháp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa quan niệm về các biện pháp với quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp đó.

Ngồi ra, để đảm bảo tính hệ thống, thì các biện pháp ln có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời, khơng biệt lập nhau, có mỗi quan hệ, liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo cần thiết

phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đó nhằm huy động đầy đủ, phối hợp thật chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động sư phạm, tất cả các lực lượng trong nhà trường; có như thế mới đảm bảo được mục tiêu đề ra đạt mức toàn diện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nguyên tắc này không đảm bảo mà các ngun tắc khác được đảm bảo thì nó khơng trở thành hiện thực, chỉ ở trên giấy tờ. Như vậy thì các biện pháp được đề xuất khơng trở thành hiện thực.

Nguyên tắc này có nghĩa là các biện pháp được đề xuất cần đúng với lý luận và thực tiễn của vấn đề, phù hợp với thực tiễn, không quá sức với đối tượng thực hiện và có đầy đủ các điều kiện để thực hiện biện pháp này.

Để đảm bảo được nguyên tắc này đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp cần dựa vào tính luận của vấn đề tính đến thực tiễn, có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không.

Nếu các biện pháp được đề xuất khơng đảm bảo ngun tắc này thì các biện pháp xa vời thực tiễn, không phù hợp với thực tiễn dẫn đến tình trạng các biện pháp này khơng được thực hiện hoặc không đạt được mục tiêu khi đề ra các biện pháp.

Như vậy, nguyên tắc đề xuất các biện pháp là những tiêu chuẩn, những quy tắc cơ bản được đúc kết từ thực tiễn, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận giúp định hướng đúng đắn cho việc đề xuất các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện

Tính tồn diện là một vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, đầy đủ các mặt của một vấn đề. Từ đó một vấn đề mới được làm rõ. Tính tồn diện giúp cho vẫn đề được giải quyết triệt để nhờ có sự tác động của nhiều biện pháp khác nhau.

Khi đề xuất các biện pháp cần nắm rõ tính lý luận và tính thực tiễn của vấn đề để đưa ra giải pháp cụ thể mang tính tồn diện của vấn đề.

Tránh đưa ra biện pháp chỉ giải quyết được một khía cạnh của vấn đề chứ khơng mang tính tồn diện vì như vậy sẽ phải đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết một vấn đề, gây tốn kém về cơ sở vật chất, thời gian, cơng sức tài chính,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 80 - 82)